Tinh Hoa

Ảnh chụp từ kính thiên văn James Webb ‘lật đổ’ thuyết Big Bang?

Theo thuyết Big Bang, vũ trụ được hình thành cách đây 14 tỷ năm trong trạng thái cực kỳ nóng, đặc và luôn mở rộng. Giả thuyết đó được các nhà khoa học vũ trụ đưa ra và chấp nhận suốt nhiều năm như một “chân lý”. Vậy nên, dữ liệu thu được từ kính James Webb đang khiến các nhà khoa học lý thuyết cảm thấy “hoảng sợ”.

Alison Kirkpatrick – nhà thiên văn học tại Đại học Kansas, Lawrence, Mỹ đã nói trên Tweet rằng: “Ngay bây giờ, tôi thức trắng đến 3h sáng, tự hỏi rằng liệu mọi công trình của mình có sai lầm hay không.”

Kính thiên văn không gian James Webb được phóng lên vào ngày 25/12/2021, kể từ khi chính thức hoạt động, kinh James Webb đã chụp được những hình ảnh ấn tượng về vũ trụ. Lần đầu tiên các nhà khoa học có thể phát hiện, phân tích để dựng hình ảnh về thiên hà, ngôi sao cổ và xa nhất từ trước đến nay.

Hình ảnh thu về từ kính James Webb đều chụp rất nhiều thiên hà cực nhỏ, mịn, “già” và không quá khó để nhận thấy điều đó hoàn toàn mâu thuẫn với thuyết Big Bang.

Tinh vân Thuyền Để (Carina Nebula) do kính thiên văn James Webb chụp. (Ảnh qua Commons)

Theo thuyết Big Bang, các thiên hà xa nhất trong ảnh của James Webb xảy ra khoảng 400-500 triệu năm sau vụ nổ. Tuy nhiên, một số thiên hà tồn tại các quần thể sao hơn 1 tỷ năm tuổi. Sự tồn tại của chúng là bằng chứng cho thấy Big Bang không xảy ra.

Nếu thuyết Big Bang là đúng, các nhà khoa học nghĩ rằng kính James Webb sẽ ngày càng phát hiện ít thiên hà, cuối cùng là không còn khi quan sát với khoảng cách xa nhất. Tuy nhiên, một bài báo trên tạp chí Nature chứng minh các thiên hà có khối lượng giống Dải Ngân Hà tồn tại rất phổ biến, thậm chí trong khoảng vài trăm triệu năm sau Big Bang.

Đầu tháng 7/2022, nhà khoa học Eric Lerner đã đăng tải 2 bài báo tóm tắt những phân tích về thành phần hóa học của thiên hà. Dựa trên các tài liệu đã đăng tải, có 16 điểm không phù hợp của thuyết Big Bang.

Theo Tri Thức VN