Ludwig van Beethoven là nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ piano người Đức. Nhiều người cho rằng ông là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại. Đối với ông, âm nhạc không chỉ là một loại giải trí thông thường, mà còn có ý nghĩa cao cả hơn, đó là một lối vào vô hình dẫn đến thế giới cao tầng hơn, thế giới của Thần.
Sinh năm 1770 taị Bonn, Đức. Beethoven bộc lộ tài năng âm nhạc của mình từ khi còn nhỏ và đã được giảng dạy bởi cha ông Johann van Beethoven và Christian Gottlob Neefe. Ông ra đi năm 1827, hưởng dương 56 tuổi.
Beethoven từng nói: “Từ năm thứ 4 [trung học], âm nhạc đã bắt đầu trở thành nghề nghiệp đầu tiên trong thời trẻ của tôi. Vì đã sớm quen với nàng thơ thanh nhã (âm nhạc) khiến tâm hồn tôi trở thành những bản hòa âm thuần khiết, nên tôi đã bắt đầu yêu mến nàng, và, có vẻ tôi thường là, một cái tôi của nàng”.
Khi mới 7 tuổi, ông đã trình diễn piano trước công chúng lần đầu tiên trong đời. Sau đó, ông dạy nhạc và chơi piano trong các dàn nhạc giao hưởng để phụ giúp gia đình. Khoảng 20 tuổi, ông trở nên nổi tiếng với những sáng tác và màn trình diễn của mình.
Ông được phú cho một tài năng âm nhạc thiên bẩm, cảm hứng khiến ông viết nên các tác phẩm cũng đến với ông theo cách hết sức đặc biệt. Ông nói: “Những giai điệu vang lên, gầm rú và kéo đến ồ ạt quanh tôi cho đến khi tôi ghi chúng ra giấy”.
Thời đó, ông là một nghệ sĩ piano tài năng được săn đón vồn vã ở Vienna. Cứ mỗi khi ông xuất hiện, dường như cả thế giới đều vây quanh ông.
Thế rồi, khi hơn 30 tuổi, một thảm kịch kinh hoàng xảy ra. Ông bắt đầu mất thính giác, và đến năm 1819, ông bị điếc hoàn toàn.
Theo tiểu sử, Beethoven đã viết trong lá thư gửi Franz Wegeler: “Tôi phải thú thật rằng tôi đang sống một cuộc đời khốn khổ. Trong khoảng 2 năm tôi đã ngừng tham gia vào các vai trò xã hội, chỉ vì tôi thấy mình không thể nào nói với người ta rằng tôi bị điếc. Nếu tôi theo nghề khác, có lẽ tôi có khả năng đương đầu với sự hèn yếu của bản thân; nhưng với nghề này, đó là một điều bất lợi kinh khủng”.
Đối với một nhạc sĩ tài năng như Beethoven, người đã từng viết rằng “âm nhạc đến với tôi dễ dàng hơn lời nói”, thì mất đi thính giác là một trong những bi kịch đau thương nhất trong cuộc đời ông.
Một huyền thoại bất diệt
Giai đoạn từ năm 1803 đến 1812 được xem là giai đoạn “giữa” hoặc giai đoạn “hùng mạnh” của ông. Trong thời kỳ này, ông đã sáng tác được 72 bài hát, 1 vở opera, 6 bản nhạc giao hưởng, 4 bản đơn ca công-xec-tô, 5 bản tứ tấu đàn dây, 6 bản sonata đàn dây, 7 bản sonata cho piano, 5 bản biến tấu piano, 4 khúc mở màn, 4 bản cho bộ ba, và 2 bản nhạc cho bộ sáu.
Bản sonata Ánh Trăng được Beethoven sáng tác năm 1801, đã hơn 200 năm, ban đầu được gọi là bản sonata thứ 14 của Beethoven. Đây có lẽ là bản nhạc được tải xuống nhiều nhất kể từ khi được đưa lên mạng Internet.
Chưa đến 5 năm sau khi Beethoven bị điếc, nhà phê bình âm nhạc Ludwig Rellstab đã đổi tên cho bản nhạc là “bản sonata Ánh Trăng”, vì ông bảo rằng nghe bản nhạc khiến ông nhớ lại hình ảnh ánh trăng phản chiếu trên mặt hồ Luzen ở Thụy Sĩ.
Bản sonata piano sâu sắc này vừa sâu lắng vừa mãnh liệt, và có thể dễ dàng thu hút trí tưởng tượng của thính giả.
Người ta nói rằng Beethoven đã được truyền cảm hứng để viết nên niềm đam mê này với một trong những học trò của ông, Countess Giulietta Guicciardi, lúc đó 17 tuổi.
Mục đích cao cả hơn của âm nhạc
Beethoven cả đời tin vào mục đích cao cả hơn, tâm linh hơn của âm nhạc, và trân trọng loại ngôn ngữ sâu lắng của âm nhạc – điều mà ngày nay nhiều người sẽ đồng tình. Đó là điều chỉ có thể cảm nhận trong sâu thẳm trái tim mỗi người, chứ không thể diễn tả bằng lời.
Beethoven từng nói: “Âm nhạc là một lối vào vô hình để đến một thế giới cao tầng hơn, thế giới đó nhận thức thấu đáo về loài người, nhưng loài người không thể nhận thức thế giới đó được”.
“Đừng chỉ thực hành nghệ thuật, mà hãy thôi thúc bản thân tìm ra những bí ẩn của nghệ thuật; nghệ thuật xứng đáng với điều đó, vì nghệ thuật và tri thức có thể đưa con người đến với Thần”.
Beethoven hy vọng rằng âm nhạc của ông sẽ có tác động đến nhân tính, không chỉ là một loại giải trí thông thường, mà còn có thể giúp cho những thế hệ sau hiểu thấu đáo hơn về bản thân mình.
Và có lẽ đã đến lúc nghe lại bản Sonata Ánh trăng của ông.
Xem thêm:
- Chuyện học nghệ của Beethoven: Sự an bài thú vị của số phận
-
Khải hoàn ca của Beethoven và sứ mệnh nâng đỡ tinh thần nhân loại
-
Nhạc vũ trong văn hóa Thần truyền: Sức mạnh vô hình đánh bại ngàn quân
Xuân Nhạn, theo Epoch Times