Tinh Hoa

“Alice ở xứ sở thần tiên” và những giai đoạn trưởng thành của cô bé

Alice ở xứ sở thần tiên

“Alice ở xứ sở thần tiên” mang đến cho người đọc những trải nghiệm ly kỳ mà Alice đã vượt qua. Đó là hành trình phiêu lưu ẩn giấu những ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta hãy cũng khám phá nhé!

Câu chuyện Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên đã trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ các thế hệ. (Tranh qua Pinterest)

Năm 1865, Lewis Carroll cho ra đời quyển sách Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên và từ đó đến nay câu chuyện phiêu lưu đậm màu sắc cổ tích này đã trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ các thế hệ. Dù xem ra quyển sách trông giống một câu chuyện cổ tích đơn giản, nhưng thực chất Lewis Carroll lại muốn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu xa hơn.

Không khó để nhận ra các sự kiện trong câu chuyện có mối tương quan với những bước phát triển của trẻ em từ thời thơ ấu cho đến độ tuổi vị thành niên. Theo biên tập viên Charles Frey và John Griffin: “Alice tham gia vào một nhiệm vụ lãng mạn để thể hiện bản sắc và để mình trưởng thành hơn. Nó gắn liền với kiến thức về tính logic, các nguyên tắc, những trò chơi thông dụng, quyền lực, thời gian và cả cái chết”.

Khi bạn tiếp cận tác phẩm với ý tưởng trên, nhiều thông điệp thú vị, những ý nghĩa sâu xa của các sự kiện và nhân vật trong câu chuyện sẽ được hé lộ.

Cuộc phiêu lưu bắt đầu từ sự tò mò

Mở đầu câu chuyện “Alice ở xứ sở thần tiên” là hình ảnh một cô bé Alice mơ mộng và không hề có chút hứng thú gì khi chị gái đọc một quyển tiểu thuyết có vẻ tân tiến cho em nghe. Alice còn nhỏ, rất là trẻ con và dễ bị phân tâm. Trí tưởng tượng của cô bé lúc này luôn được kết hợp cùng với một thế giới hoàn hảo của bé.

Trong thế giới đó, Alice nhìn thấy một con thỏ trắng. Mặc dù chú thỏ đó chỉ là hình ảnh do Alice tưởng tượng ra nhưng cũng đủ làm cho cô bé cảm thấy vô cùng tò mò. Tiếp đó, “Alice đuổi theo con thỏ với ‘cơn lửa tò mò đang bùng cháy’ bên trong cô bé hiếu kỳ”. Rất nhanh sau đó, Alice tiếp tục nhìn thấy những thứ khiến cô bé trở nên “ngày càng tò mò hơn”.

Tò mò – đó là điều bình thường ở một đứa trẻ, bởi vì các em nhỏ là những người tò mò nhất trên đời. Chúng thường háo hức muốn được tìm hiểu mọi thứ xung quanh càng nhiều càng tốt.

Nhưng sau đó chính hai anh em sinh đôi Tweedle-Dee và Tweedle-Dum đã kể cho Alice nghe câu chuyện về con hải tượng mời những con hào biển không chút tự vệ đến dùng bữa chiều, để rồi nó nuốt tươi nuốt sống cả bầy. Đây được xem như lời cảnh báo với Alice rằng: Sự tò mò có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng khủng khiếp.

Ngoài đời thực, người lớn cũng thường sử dụng những câu chuyện kinh dị để răn đe trẻ. Hành động đó sẽ khiến các em sợ hãi và dần tiêu trừ trí tưởng tượng phong phú cùng sự tò mò của trẻ. Cũng giống như việc chúng ta yêu cầu lũ trẻ từ bỏ những câu hỏi có thể giúp chúng trưởng thành.

Vì vậy ta có thể kết luận rằng hai anh em Tweedle Dee và Tweedle Dum là hình ảnh tượng trưng cho các bậc cha mẹ đang cố gắng níu giữ trí tưởng tượng của các bé như Alice trong tầm kiểm soát của họ.

Alice và hai anh em Tweedle Dee, Tweedle Dum. (Tranh qua WordPress.com)

Những chiếc bánh “hãy ăn tôi”

Trong truyện, Alice đã thật sự gặp rắc rối vì tính hay tò mò của mình. Đó là khi chú thỏ trắng bảo cô bé chạy vào nhà để lấy chiếc găng tay. Nhưng trong lúc tìm găng tay, cô bé đã mở một chiếc hộp bánh quy có đề dòng chữ “hãy ăn tôi”. Không một chút đắn đo, Alice đưa những miếng bánh thơm ngon vào miệng ăn ngon lành.

Rõ ràng Alice vẫn còn là một đứa trẻ và cần có người lớn ở bên cạnh hướng dẫn. Nhưng tác giả lại để Alice tự đi vào hang, không có người lớn nào đi cùng cô bé cả. Trong khi đó, tiến sĩ tâm lý học nổi tiếng Earl Henslin từng nói rằng: “Chúng tôi nghĩ trẻ em cần được hướng dẫn nhẹ nhàng, để chúng có thể phát triển về mặt tình cảm, trí tuệ, đạo đức và thậm chí là cả thể chất”.

Hành động ăn chiếc bánh quy của Alice thể hiện hai ý tưởng rất quan trọng:

Đầu tiên, nó lại cho thấy tính tò mò đã khiến cô bé gặp rắc rối như thế nào. Mặc dù trước khi ăn bánh quy, cô bé Alice đã được nghe kể về câu chuyện những con hào tò mò, nhưng thường thì trẻ con sẽ quên ngay những lời dặn dò của người lớn khi đối diện với các cám dỗ, ngay cả khi những hành động tọc mạch đó có thể khiến chúng gặp rắc rối hết lần này đến lần khác.

Và bằng chứng ở đây là cô bé Alice đã ăn bánh quy. Nói cách khác khi không có cha mẹ hoặc người lớn ở bên cạnh, thì sự tò mò sẽ chiếm ưu thế. Cái tính ưa tò mò đó có thể khiến Alice mất đi trí khôn và thôi thúc cô bé ăn bánh quy.

Kế đến, hành động ăn bánh quy cũng có thể được nhìn nhận như áp lực số đông khi đứa trẻ lớn lên trong cộng đồng. Vì mặc dù trong hũ có nhiều loại bánh quy khác nhau, mỗi loại có có ghi nhãn hướng dẫn sử dụng rõ ràng, nhưng cũng giống như mọi con người trong xã hội, cô bé đã rơi vào ảnh hưởng của đám đông và làm điều sai trái là ăn tất cả những chiếc bánh quy theo ý mình.

Kết quả là cơ thể Alice bỗng phát triển nhanh chóng và trở thành một người khổng lồ. Lúc đó, tất cả những người cô bé đã từng gặp bao gồm cả thỏ trắng, đều nhìn người khổng lồ Alice như một con quái vật chứ không phải là cô bé đáng yêu hôm nào.

Điều đó cũng giống như việc đám đông đánh giá cao những thanh niên có thể chạy theo xu hướng xấu của xã hội để làm những việc dại dột như dùng ma túy, hoặc trải nghiệm cuộc sống theo nhiều cách liều lĩnh, thậm chí quái dị.

Trong nhiều trường hợp sau đó, cô bé Alice đã thể hiện bản chất nổi loạn của một đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Đó là những suy nghĩ non nớt và sự bối rối trước các tình huống bất ngờ. Ví dụ như, khi cô bé lần đầu tiên bị rơi xuống hang thỏ và đối mặt với cánh cửa bí ẩn, cô bé đã tự đưa ra “một số lời khuyên tốt lành” cho mình, nhưng đáp lại chỉ là sự cứng rắn và lạnh lùng của cánh cửa mà thôi.

Qua sự việc này, ta có thể thấy rõ giữa trẻ em và người lớn thường không có sự thấu hiểu lẫn nhau. Một người trưởng thành sẽ không thể hiểu được logic trong suy nghĩ của một đứa trẻ, cho đến khi trẻ ở giai đoạn có những hành động nổi loạn chính thức khoảng 11 hoặc 12 tuổi. Đó là lúc mà đứa trẻ có thể áp dụng các ý tưởng phù hợp trong các tình huống giả định, trừu tượng và lời nói.

Alice và những lá bài ma thuật

 

Cô bé Alice trong câu chuyện vẫn còn non nớt và chưa đến mức có những suy nghĩ trưởng thành. Và chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Alice bước vào xứ sở thần tiên, cô bé đã gặp phải những thứ khiến mình hành động ngốc nghếch. Lúc cô bé ướt sũng sau khi bị cơn sóng cuốn vào bờ, cô bé đã nghe lời một con chim dodo (loài chim không biết bay đặc hữu của đảo Mauritius) bảo bé và những người khác chạy vòng tròn để mình mẩy khô ráo.

Con chim dodo đó chỉ xúi dại thôi, dòng nước cứ tiếp tục nhấn chìm họ, tuy thế Alice vẫn tin theo. Cứ như vậy, khi mù quáng vâng lời những nhân vật trong hình dáng người lớn một cách mù quáng, Alice đã tự phơi bày sự trẻ con thiếu hiểu biết của mình.

Không chỉ thế, trong câu chuyện này, Alice còn phải đối mặt với một tình huống khó hiểu khác. Cụ thể, khi đức vua White đang mong ngóng sứ giả của mình trở về, Ngài sai Alice nhìn dọc theo con đường để xem họ về chưa.

Alice nói: “Cháu không thấy ai trên đường cả”. Nhà vua cáu kỉnh đáp: “Tôi chỉ ước mình cũng có đôi mắt như vậy. Để không trông thấy một ai cả!”

Đoạn đối thoại buồn cười trên minh chứng cho cách ứng xử trẻ con của Alice, đó cũng là khoảng thời gian các em chưa kịp nhận thức được những thông điệp ngầm trong lời nói của người lớn.

Có lẽ khi Alice trưởng thành hơn, cô bé sẽ nói khéo với đức vua, thay cho câu trả lời “không một ai cả” làm đức vua mất hứng. Đoạn đối thoại cũng cho thấy sự thiếu hiểu biết và cảm thông giữa người lớn và trẻ em. Nhưng lần này có lẽ câu nói của người lớn đã dễ hiểu hơn đối với Alice.

Vì vậy, những câu nói của đức vua khiến cho cô bé cảm thấy ngạc nhiên và nhận ra những câu nói có nhiều ý nghĩa hơn. Điều này cho thấy Alice đang tiến bộ về nhận thức và tiến gần đến giai đoạn hành động chính thức từng chút một.

“Bạn là ai?” – “Tôi cũng không biết”

Khi Alice dần trưởng thành trong giấc mơ của mình, cô bé lại mất đi ý thức về bản sắc cá nhân. Điều này đã xảy ra với hầu hết chúng ta khi chúng ta đến độ tuổi vị thành niên.

Một ví dụ điển hình là lúc Sâu Bướm hỏi Alice: “Ngươi là ai?”, dường như cô bé không thể trả lời được và chỉ nói rằng: “Tôi cũng không biết”.

Ngay sau đó, tác giả Carroll đã phơi bày những điểm mà trẻ dễ bị tổn thương để trưởng thành và nhận thức bản thân cùng với sự thay đổi của thế giới xung quanh từ ngày này sang ngày khác.

Trong quá trình trưởng thành, đứa trẻ luôn có cảm giác mơ hồ và khó khăn khi nhận dạng bản thân. (Tranh qua Etsy)

Suốt quá trình đó, đứa trẻ luôn có cảm giác vô cùng mơ hồ và khó khăn khi nhận dạng bản thân. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không phải là sự hèn yếu. Tại thời điểm này trong câu chuyện, Alice đã đạt đến độ tuổi mà cô bé đánh mất đi sự nhận dạng về bản thân, đó chính là độ tuổi vị thành niên.

Theo tiến sĩ tâm lý học Earl Henslin, “trong thế giới công nghiệp hóa, trẻ em phải tự tìm thấy chính mình… Chúng phải cố gắng tạo ra một bản sắc khác biệt với thế giới của những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau và cả thế giới “cũ” nằm ngoài tầm kiểm soát”. Đây cũng là lý do mà Sâu Bướm không bao giờ cho Alice biết bất kỳ một câu trả lời đúng đắn nào. Lâm vào cảnh đó, cô bé bắt buộc phải tự tìm ra bản sắc của mình.

Theo biên tập viên Charles Frey: “Hầu như Alice rất hiếm khi nhận được sự giúp đỡ từ những sinh vật mà mình đã gặp. Điều này rất khác với các câu truyện cổ Grimms, Andersen hoặc John Ruskin. [Trong những truyện trên] nhân vật chính sẽ gặp gỡ một con chim hay một con vật nào đó đem đến cho nhân vật sự giúp đỡ hữu ích. Đây là tín hiệu cho thấy thế giới hoặc thiên nhiên đã nhân từ với các bé trai, bé gái đó”.

“Alice ở xứ sở thần tiên” là câu chuyện cổ tích đặc biệt

Thế thì, rõ ràng câu chuyện “Alice ở xứ sở thần tiên” hoàn toàn không giống với những câu chuyện cổ tích khác. Câu chuyện đại diện cho quá trình phát triển thực sự của một đứa trẻ, thông qua những gì mà trẻ trải nghiệm cuộc sống của mình.

Đối chiếu với đời thực ta có thể nhận thấy rằng, trong thế giới công nghiệp hóa, nơi mọi thứ được sản xuất hàng loạt và cuộc sống của mỗi người cứ nhàn nhạt như nhau, một đứa trẻ phải tự mình hình dung ra thế giới xung quanh đang hoạt động như thế nào.

Xét về mặt xã hội học, quá trình phát triển của một đứa trẻ sẽ tồn tại giai đoạn được gọi là độ tuổi trưởng thành chuyển tiếp. Đây là giai đoạn mà những người trẻ tuổi “Nhận thấy mình… trở thành người lớn có trách nhiệm…. Họ cũng trở nên nghiêm túc hơn” (tiến sĩ tâm lý Earl Henslin).

Theo đó, cho đến cuối truyện, Alice cũng phải tự học cách giải quyết vấn đề của mình và tìm lại bản thân. Ở giai đoạn này, tình tiết nữ hoàng Q giận dữ muốn giết chết Alice chính là chướng ngại vật cuối cùng mà cô bé phải vượt qua để trở thành người lớn.

Trước thử thách đó, Alice đã nhanh tay lấy ra loại nấm mà lúc trước cô bé ăn xong đã biến thành người khổng lồ. Rất có thể chi tiết này chính là đại diện cho cách cô bé phải đối mặt với sự sợ hãi của mình. Cô bé phải chịu trách nhiệm tự giải quyết các vấn đề của bản thân để được trưởng thành.

Mạnh mẽ với câu nói của chúng tôi là ở trong nhà của chúng tôi . Phần cứng và phần mềm, phần mềm và phần tử của Alice. Mùi sau, cả hai, Alice và học và tình cảm.

Nói cách nói, trong khi kết thúc cuộc sống, Alice, một lần nữa. Toàn bộ phần còn lại của họ.

Xuân Nhạn , theo Owlcation