Bphone: Để thành công, phải bán được cho cả thế giới

08/06/15, 08:41 Kinh tế

Dương Ngọc Thái, một kỹ sư an toàn thông tin tại Google, người đạt giải thưởng uy tín Pwnie về bảo mật, anh đã xuất hiện tại nhiều hội thảo an ninh mạng, bảo mật trên khắp thế giới, cũng là người khởi xướng ra Hội thảo an toàn thông tin TetCon hằng năm ở Việt Nam. Trên blog của mình anh đã chia sẻ quan điểm cá nhân về Bphone, cơ hội và thách thức của chiếc điện thoại mới nổi này.

bphone
Bphone, chiếc smart phone đầu tiên mang thương hiệu Việt sẽ đối diện với nhiều thách thức và cơ hội.
Có người đặt ra “nghi vấn” liệu Bphone có phải sản phẩm của trí tuệ Việt Nam hay không. Nhiều người có hàm ý rằng Bphone chỉ lắp ráp thôi, không có làm gì nhiều, nên không thể nói là sản phẩm của người Việt Nam được. Tôi nghĩ tranh luận này là thừa, vì trong thế giới ngày nay, chẳng một công ty nào có thể tự sản xuất một sản phẩm từ A đến Z, ngoại trừ các tiệm cắt tóc thanh nữ ở Đồ Sơn.

Ví dụ như các sản phẩm của Google như Gmail, Chrome hay Android đóng góp trí tuệ của bao nhiêu kỹ sư đủ mọi màu da, đủ mọi sắc tộc và đương nhiên bao gồm cả người Việt Nam. Chẳng ai đi tranh luận Android là trí tuệ Mỹ hay trí tuệ Việt Nam. Android là của Google, nhưng cái lõi của Anroid chính là Linux, phát minh của một người Phần Lan và được xây dựng bởi rất nhiều lập trình sư ở khắp nơi trên thế giới.

Việc BKAV có quảng bá như thế nào thì chỉ có người chưa làm kinh doanh bao giờ mới không hiểu đó là chuyện làm thương hiệu, định vị sản phẩm; mỗi công ty có một cách quảng cáo riêng, họ chọn đường hướng đó vì họ thấy nó khả dĩ với sản phẩm của họ; vả lại họ bỏ tiền ra họ muốn nói như thế nào là quyền của họ. Không chỉ BKAV mà rất nhiều hãng phần mềm phần cứng lớn trên thế giới đều quảng cáo sai sự thật.

Quảng cáo là gì nếu không phải là nghệ thuật nói dốc mà không bị phát hiện.

Có thể BKAV bị phát hiện, nhưng đó là do họ nói dốc chưa khéo, chứ ở góc độ kinh doanh khó trách tại sao họ lại nói dốc.

Dẫu thích hay không, Bphone là một hiện tượng của ngành công nghệ thông tin nước nhà. Bao nhiêu năm nay người ta ra rả “công nghệ thông tin là lĩnh vực mũi nhọn” nhưng sự thật chúng ta đã làm được gì? Hầu hết các hệ thống phần mềm lớn trong nước đều phải đi mua của nước ngoài. Có ngân hàng nào của Việt Nam sử dụng phần mềm Core Banking của Việt Nam hay không? Ngay cả FPT, một công ty tự xem là đi đầu về công nghệ thông tin ở Việt Nam, nhưng khi thành lập ngân hàng Tiên Phong, họ vẫn phải mua phần mềm của Ấn Độ. Bây giờ mỗi năm chúng ta trả cho Microsoft hay Oracle bao nhiêu tiền bản quyền phần mềm?

Trong bối cảnh như vậy, nỗ lực của BKAV để tạo ra những sản phẩm công nghệ thương hiệu Việt Nam là rất dũng cảm và đáng được khích lệ. Tôi không kêu gọi bỏ tiền ra mua Bphone, đó là quyết định của mỗi người; vả lại dẫu tôi có kêu gọi thì cũng chẳng thay đổi được bàn tay vô hình của thị trường. Ủng hộ ở đây là về mặt tinh thần. Giống như thấy người ta thi chạy đua, nếu mình đứng ngoài, không làm gì, thì cũng nên vỗ tay cổ vũ, thay vì la ó huýt sáo phản đối.

Một người bạn nói với tôi, khi thấy Bphone anh ấy nghĩ đến viễn tưởng ở Việt Nam sẽ có tỉ phú đô la, đi lên từ việc làm và bán sản phẩm công nghệ. Chúng ta đã có quá nhiều thanh niên đi lên bằng chính đôi chân của bố họ, chúng ta cần thêm những tấm gương làm giàu bằng khoa học, bằng công nghệ.

Có thể BKAV đã chọn sai chiến lược, hay có thể sản phẩm của họ sẽ thất bại vì một lý do ngẫu nhiên nào đó, nhưng cách họ làm và phản ứng của thị trường sẽ là thuốc thử tốt và là bài học quý báu cho những người đi sau. Tôi tin rằng sau BKAV sẽ còn có nhiều công ty mạnh dạn đầu tư nhiều hơn nữa để làm ra những sản phẩm công nghệ thương hiệu Việt Nam, vươn ra thế giới.

Chúng ta phải đi ra thế giới, vì thị trường Việt Nam quá nhỏ bé mà “thế giới thì rất rộng lớn và có quá nhiều việc để làm”.

Giáo sư Hoàng Tụy, theo lời kể của Thomas Vallely, nói vấn đề ở Việt Nam là luôn chỉ tự so sánh với chính mình, từ khoa học, y dược đến mọi ngành khác. Việt Nam chỉ tự kết nối với bản thân. Quan điểm của giáo sư Hoàng Tụy là muốn trở thành xuất sắc thì anh phải kết nối với thế giới.

BKAV, bất kể những tuyên bố “nhất thế giới”, vẫn là một công ty có tư duy ao làng. Họ xem nhẹ các chuẩn mực và không tuân theo luật chơi của thế giới văn minh. Ví dụ như:

  1. BKAV lấy Chromium, đổi tên thành BChrome, mà không màn đến chuyện vi phạm thương hiệu Chrome của Google.
  1. Bphone cài đặt mặc định Google Play (dịch ra tiếng Việt là CH Play), nhưng Bphone không nằm trong danh sách các thiết bị được Google Play hỗ trợ: https://support.google.com/googleplay/answer/1727131?hl=en. Tôi đã thử và không tìm thấy chữ BKAV hay Bphone trong https://storage.googleapis.com/support-kms-prod/E86190C474E7FDA6E489C44325CFEB66F959 (danh sách này mới cập nhật lần cuối vào ngày 5 tháng 6 năm 2015). Nếu không nằm trong danh sách này nghĩa là không được hỗ trợ. Nếu không được hỗ trợ nghĩa là không có hợp đồng với Google để cài Google Play: http://source.android.com/compatibility/. Nếu không có hợp đồng mà vẫn cài thì sao? Tôi không phải luật sư, nhưng có vẻ tương tự như không có giấy phép nhưng vẫn phân phối lậu Microsoft Windows.

Những chuyện ngỡ là tiểu tiết như thế này sẽ là trở ngại lớn nếu BKAV muốn bán Bphone cho cả thế giới. Có thể Bphone sẽ bán chạy ở Việt Nam vì đánh trúng tâm lý “yêu nước”, nhưng rõ ràng không thể nào dựa vào đó để bán chiếc điện thoại này cho người Lào, người Cam-pu-chia, hay người Mỹ. Với cùng một cấu hình, trên thị trường có những điện thoại rẻ hơn của những nhà sản xuất uy tín hơn.

Cách duy nhất để chiến thắng trên thị trường toàn cầu là phải so với cả thế giới để biết mình đang ở đâu và cần phải làm gì để cải thiện thứ hạng. Thay vì làm ra sản phẩm giá thành cao và hi vọng được trợ giá bằng lòng tự tôn dân tộc, hãy làm ra những sản phẩm rẻ nhất, tốt nhất so với cả thế giới, tự khắc người ta sẽ mua mà không quan tâm nó có nguồn gốc từ đâu.

Muốn làm được như vậy các doanh nghiệp của chúng ta phải có đội ngũ nhân viên đẳng cấp thế giới. Trong nước đào tạo chưa đủ số lượng thì phải cải tiến giáo dục nước nhà và ra nước ngoài tuyển thêm. Các doanh nghiệp công nghệ trong nước nhiều lần sang Silicon Valley để chiêu mộ tài năng. Họ gặp nhóm kỹ sư Việt Nam và nói rằng, “Các anh chị em phải dùng tài năng của mình để phát triển đất nước, đừng nghĩ đến chuyện lương bổng quyền lợi cá nhân”. Nghĩa là, muốn tuyển người giỏi, muốn làm ăn lớn, nhưng lại không muốn đầu tư mà muốn được trợ giá bằng lòng yêu nước của người khác.

Quan trọng hơn hết, với tư duy như vậy làm sao tuyển được chuyên gia Âu Mỹ? Dẫu chúng ta có những kỹ sư, chuyên gia, nhà khoa học đẳng cấp thế giới, nhưng so với thế giới vẫn là quá ít ỏi. Silicon Valley mà chỉ có người Mỹ không thì chắc sẽ trở thành Las Vegas, chứ không thể là thủ đô công nghệ thế giới được.

Doanh nghiệp muốn có tỉ đô thì phải nghĩ đến chuyện đầu tư để tuyển được người nước ngoài về làm việc cho mình, chứ không chỉ là tuyển người Việt Nam ở nước ngoài. Một thước đo để coi Bình Dương hay Đà Nẵng có thành Silicon Valley hay không là số lượng chuyên gia nước ngoài sống và làm việc ở đó. Tóm lại, muốn giàu mạnh, muốn xuất sắc thì phải đi cùng và chạy đua với thế giới. Sản phẩm làm ra có phải là trí tuệ Việt Nam hay không không quan trọng, ai làm cũng được, Tây Ta Tàu chẳng sao cả, miễn sao rẻ nhất, tốt nhất so với cả thế giới, mang thương hiệu Việt Nam là được.

Dương Ngọc Thái/Blog vnhacker

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?