Chuyện về Hứa Tốn: Làm quan minh đạo, nhân dân thoát nạn binh đao

03/08/15, 14:45 Cổ Học Tinh Hoa

Hứa Tốn, tên tự là Kính Chi, là một Đạo sỹ trứ danh sống vào thời nhà Tấn. Ông là người trí thức, hiếu học, chân thật, và không tham cầu danh lợi. Ông cũng là một người thông tuệ văn chương, thiên văn, y dược, địa lý, và khoa học. Ông thường hành thiện giúp người, khuyên người tu đạo, cứu nạn giải nguy… được nhiều người cảm kích.

Một ngày nọ, Hứa Tốn ra chợ và mua một cây cọc đèn bằng sắt. Khi ông đánh bóng cây cọc đèn, ông phát hiện rằng phía dưới lớp sơn là bằng vàng chứ không phải sắt. Vì thế, ông quay lại chợ và tìm người bán cây cọc đèn đó để trả lại. Người bán hàng vô cùng cảm kích và kể với ông rằng nhiều năm binh đao loạn lạc nên người này không thể kiếm sống và phải bán đi của cải trong nhà, nhiều thứ trong đó là được tổ tiên di lưu lại. Những người dân trong vùng đều biết đức độ của Hứa Tốn.

Khi Hứa Tốn làm quan Tri huyện của huyện Tinh Dương, trong huyện hoàn toàn không có tham nhũng. Ông cũng giảm thiểu hình phạt, khuyến khích người hành thiện, và dùng người có đức vào những vị trí chủ chốt. Khi mới nhậm chức Tri huyện, trong huyện xảy ra nạn lụt. Ông đã để nhân dân canh tác trên đất của triều đình. Khi người dân trong huyện có dịch bệnh, ông đã dùng y thuật của mình để chữa bệnh cứu người. Người dân ở các vùng lân cận đều nghe danh của ông nên đã di cư đến huyện Tinh Dương để sinh sống.

Hứa Tốn là người có tâm cầu đạo và khuyên bảo mọi người sống hành thiện. Ông viết sách “Giáo huấn về Bát Bảo” để giáo huấn cấp dưới và dạy cho nhân dân về “Trung Hiếu Liêm Cẩn, Khoan Dụ Dung Nhẫn.”

Trong sách của ông có viết: Người trung thì không khinh khi, người có hiếu thì không phản bội, người liêm khiết thì không tham nhũng, người cẩn trọng thì không mất mát, người khoan hòa thì được lòng dân, người ham học hỏi thì rộng kiến văn, dung hòa thì chứa đựng được nhiều, Nhẫn thì được an nhàn thư thái.

Ông tin rằng, bằng cách trọng đức hành Thiện con người có thể dung hòa với Đạo. Nhờ vào những việc làm tốt đẹp của ông, dân chúng trong huyện đều muốn làm người tốt. Vào thời điểm đó, miền Đông nước Tấn đang có chiến tranh. Cuộc sống nhân dân khắp nơi đói khổ lầm than chỉ trừ địa hạt của Hứa Tốn vẫn duy trì được hòa bình và hưng thịnh.

Sử sách đã ghi chép rằng Hứa Tốn là người hưởng thọ 160 tuổi, cả gia đình ông đều được về Thiên quốc. Ông và các học trò của ông được tôn làm “12 vị chân quân”. Tên huyện ông cai trị được đổi thành huyện Đức Dương để nhớ đến đạo đức của Hứa Tốn.

Trí Chân / Minh Huệ Net

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?