Sự thật về trang thiết bị an toàn trên ôtô
Nếu có tiền, ai cũng muốn mua cho mình một chiếc xe nhiều trang thiết bị hiện đại. Cho dù đã có những thứ ấy, nhưng nếu chủ nhân không hiểu gì thì có vấn đề gì không? Thật sự các công nghệ đó là hoàn hảo?
Nhiều người tin rằng phải trang bị nhiều công nghệ mới tốt. Nhưng sự thật như thế nào xin đưa ra một số phân tích cá nhân để các bạn tham khảo.
Hệ thống trợ lực tay lái
Được hỗ trợ bởi một hệ thông trợ lực thủy lực hoặc trợ lực điện (EHPS electro-hydraulic power steering), đối với dòng xe tải trọng lượng lớn hệ thống trợ lực là rất cần thiết. Nó giúp cho người tài xế dễ dàng điều khiển hơn. Còn đối với xe nhỏ thì sao? Do xe nhỏ thường chạy tốc độ cao, độ bám đường giảm đi nên nhà sản xuất thiết kế sao cho xu hướng bám đường tăng lên để tăng độ an toàn và như vậy lại làm cho tay lái nặng thêm vì vậy xe nhỏ ngày nay cũng trang bị tay lái trợ lực.
Một nghịch lý nảy sinh đối với những nhà sản xuất muốn tiết kiệm, họ giảm tự trọng của xe, giảm bề rộng tiết diện lốp xe…. Thế là điều gì xảy ra với chiếc xe của bạn, khi bạn chạy tốc độ cao tay lái bạn nhẹ như “bưng” kết quả bạn dễ mất lái và tai nạn xảy ra.
Ở các loại trợ lực hai tốc độ, vô-lăng quay nhẹ ở tốc độ thấp và nặng hơn ở tốc độ cao. |
Nhà sản xuất lại phải khắc phục bằng tay lái trợ lực hai chế độ (Dual drive), khi chạy chậm thì trợ lực. Chạy nhanh đến một tốc độ nào đó thì cắt trợ lực… Thế nhưng mọi việc đã ổn thỏa hết chưa? Nhiều xe khi chết máy mất trợ lực, tay lái đột nhiên cứng nhắc bạn có hoảng hốt hay không? Xử lý thế nào?
Còn nữa thêm trợ lực dù là điện hay trợ lực thủy lực bạn cũng sẽ tốn nhiên liệu hơn xe không có trợ lực đấy! Hãy tìm hiểu và chọn lựa. Tôi thì cho rằng với giao thông phức tạp như Việt Nam thì trợ lực là cần nhưng với những chiếc xe nhỏ dưới 3m5 chẳng cần làm gì? Thế nhưng đến khổ bây giờ chả có chiếc nào mà không có trợ lực, đành cắn răng chịu hao nhiên liệu, và cẩn thận tay lái khi chạy tốc độ cao thôi. Nếu không thì bỏ hẳn tiền ra mua những chiếc xe có hai chế độ lái trợ lực chứ biết làm sao khác, còn các bạn thì có lựa chọn nào khác không?
Thật khốn khổ vì công nghệ ABS
Khi chạy tốc độ cao hoặc trên đường trơn trượt độ bám đường giảm. Dừng đột ngột xe dễ mất lái bị văng ra đường hoặc lộn nhào. Xe dừng đột ngột có thể do bạn xử lý không tốt hoặc do chính hệ thống thắng bị bó chặt dù bạn chỉ thắng nhẹ. Nhà sản xuất thiết kế ra hệ thống phanh ABS với những bộ cảm biến và phần mềm điều chỉnh quá trình bóp-nhả má phanh, không phải để quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột mà là xe không bị trượt lực.
Mọi chuyện tưởng như hoàn hảo thế nhưng làm sao bạn dừng đột ngột ngay được khí có tình huống bất ngờ xảy ra? ABS làm sao hiểu được? Thế là hệ thống phanh khẩn cấp ra đời (hệ thống phanh khẩn cấp EBA). Chưa hết. Khi chạy xe, có hệ thống ABS bạn phải bỏ thói quen đạp thắng kiểu “nhấp nhá”? Đúng ra là cứ đạp thẳng chân nếu không bạn có ABS cũng như không.
Ở Việt Nam ta có bao nhiêu người biết điều này, ai huấn luyện họ sử dụng hệ thống ABS, rất nhiều người thậm chí còn không biết xe mình có ABS hay không có ABS vậy thử hỏi mua xe có ABS để làm gì? Theo nhiều báo cáo tỷ lệ tai nạn giữa xe có ABS và không có ABS chẳng có chênh lệch bao nhiêu. Điều này còn đáng để ta suy nghĩ hơn nữa?
Hệ thống túi khí
Để giảm lực va chạm cho người ngồi trên xe, nhà sản xuất đã trang bị hệ thống túi khí. Hệ thống này có những cảm biến áp lực để nhận biết khí có lực tác động mạnh vào xe, túi khí bung ra giảm chấn thương cho bạn. Ý tưởng là rất hay thế nhưng vẫn có nhiều vấn đề sẽ xảy ra. Do không thể trang bị các cảm biết ở các hướng hơn nữa việc tính toán lực bung túi khí không hề đơn giản thế nên có những vụ xe tung rất mạnh túi khí chẳng bung. Có xe chỉ cụng nhẹ túi khí cũng bung ra làm bạn mất cả ngàn USD. Chưa hết tui khí bung ra nhiều khi lại gây chấn thương cho các em nhỏ, nhà sản xuất lại phải sản xuất ghế riêng cho các bé.
Ở Việt Nam ta có bao nhiêu xe trang bị ghế riêng cho các bé và các bé thường ngồi ghế nào trên xe hở các bạn? Còn nữa đã trang bị túi khí thì trang bị hết toàn bộ chứ trang bị cho tái xế hay người ngồi trên thôi còn người ngồi sau thì sao? Tai nạn xảy ra bạn an toàn hay vợ con bạn an toàn lại thêm lựa chọn nữa đau đầu nếu xe bạn không trang bị 7 túi khí hoặc 9 túi khí gì gì. Đó và nếu đủ hết bạn lại phải tốn thêm một đống tiền, thật đau đầu cho những ai không đủ tiền.
Cảm biến gia tốc tạo ra tín hiệu kích hoạt túi khí. |
Còn rất nhiều các trang bị khác muốn phân tích cùng các bạn thế nhưng với những trang bị cơ bản như trên cũng đã quá nhiều điều để nói. Trang bị là cần thiết nhưng nếu ta không hiểu đầy đủ về chúng, không sử dụng thành thạo chúng đôi khi nó lại trở thành mầm họa cho chúng ta.
Còn nữa đã trang bị thì là trang bị tận răng chứ trang bị nửa vời thì tác dụng cũng chỉ nửa vời. Chẳng lẽ câu nói “tiền nào của nấy” là đúng nếu thế thì ta cần kiến thức làm gì cứ ra mua một chiếc xe đắt nhất là hoàn hảo. Vậy phải làm sao đây!
Các bạn hãy tự suy nghĩ và lựa chọn cho mình, riêng tôi đang chạy một chiếc xe không có trợ lực, chỉ có điều hòa và một hệ thống âm thanh đủ hay. Thế mà vẫn OK, chỉ có điều khi ra đường tôi luôn phải cẩn thận với mọi tình huống bởi lẽ xe tôi chẳng trang bị gì!
Nguyễn Việt Hà