Hà Nội: Tuyến đường văn minh đô thị bị cắm đầy cột sắt

16/11/18, 16:01 Việt Nam
Dãy cột gắn biển hiệu dọc đường Đình Thôn.(Nguồn: Internet)
Dãy cột gắn biển hiệu dọc đường Đình Thôn.(Nguồn: Internet)

Sau khi được chọn làm thí điểm tuyến phố văn minh đô thị, vỉa hè đường Đình Thôn vốn đã chật chội nay gần như bị chiếm hoàn toàn sau khi phường Mỹ Đình 1 dựng hai hàng cột sắt để gắn biển hiệu.

Dãy cột gắn biển hiệu dọc đường Đình Thôn.(Nguồn: Internet)
Dãy cột gắn biển hiệu dọc đường Đình Thôn. (Ảnh: Internet)

Theo ghi nhận, dọc tuyến đường Đình Thôn (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hơn 2 tháng qua xuất hiện hàng trăm cột thép với kích thước bằng nhau, sơn đỏ, bên trên gắn biển hiệu của các cửa hàng kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, người dân dọc đường Đình Thôn nhận thấy một số bất cập liên quan đến diện tích vỉa hè, tính thẩm mỹ và sự an toàn của hệ thống này. Lãnh đạo phường Mỹ Đình 1 cho biết việc này nằm trong đề án thí điểm tuyến đường văn minh đô thị giai đoạn 2018 – 2020 định hướng đến 2030 của phường. Trước khi thực hiện, chính quyền đã họp dân và nhận được sự đồng thuận.

Trao đổi với Zing.vn chiều 15/11, ông Lưu Hồng Đức, Chủ tịch HĐND phường Mỹ Đình 1, khẳng định đây mới là công trình thí điểm, hoàn toàn có thể chỉnh sửa nếu thấy không hợp lý. Tuy nhiên, phóng viên có ý muốn hỏi liên quan đến ý kiến người dân, ông Đức báo bận, từ chối lắng nghe câu hỏi.

Vỉa hè bị bức tử

Bà Tuyết, chủ cửa hàng tạp hóa trên đường Đình Thôn cho biết đây vốn là đường làng, mới trở nên sầm uất khoảng 6 năm qua cùng với tiến trình đô thị hóa của khu vực Mỹ Đình.

“Vỉa hè ở đây rất nhỏ, nhiều đoạn gần như không có vỉa hè vì các hộ dân xây nhà ra sát mặt đường”, bà Tuyết nói và cho hay vừa qua, phường đã tận dụng nốt diện tích vỉa hè còn lại để dựng lên những cây cột biển hiệu. 

Từ thời điểm hoàn thiện cột sắt đến nay, người đi bộ trên đường Đình Thôn hầu như phải di chuyển dưới lòng đường.

Người dân dựng xe, đi bộ dưới lòng đường do cột sắt góp phần chiếm hết diện tích vỉa hè vốn đã ít ỏi. (Nguồn: Internet)
Người dân dựng xe, đi bộ dưới lòng đường do cột sắt góp phần chiếm hết diện tích vỉa hè vốn đã ít ỏi. (Ảnh: Internet)

Đáng chú ý, ngay sau khi hệ thống cột sắt được hoàn thiện, nhiều hộ kinh doanh nhanh chóng lắp mái, xây vách đua ra sát vị trí cột. Đây thực chất là hành vi lấn chiếm vỉa hè, nghiễm nhiên coi cột sắt như cột nhà của mình. Ở nhiều vị trí, khoảng cách từ mặt tiền cửa hàng đến cột sắt phía trước lên đến gần 2 mét.

Những chiếc cột được đặt dựa theo vị trí, kích thước mặt tiền mỗi căn nhà. Do đó chúng không hề “đều tăm tắp” mà thò thụt, chiều rộng giữa các cột khác nhau.

“Tôi thấy việc dựng cột như vậy rất mất mỹ quan và lấn chiếm vỉa hè. Bây giờ cột điện còn phải ngầm hoá để làm thoáng vỉa hè, đằng này lại dựng thêm cột sắt như vậy đúng là ngược đời”, ông Hoàng Văn Ứng, người dân phường Mỹ Đình 1 bức xúc.

Những khung sắt lơ lửng trên đầu người dân

Người dân cho biết chính quyền phường chỉ dựng các dãy cột rồi cho các hộ dân tự gắn biển hiệu (miễn là đảm bảo kích cỡ, chiều cao của biển).

Những cây cột để gắn biển được thiết kế cao 4,5 m. Khoảng cách từ biển quảng cáo xuống mặt đất là 3 m, chiều ngang biển phụ thuộc vào diện tích mặt tiền các cửa hàng, còn chiều dọc cố định là 1,2 m.

Nhiều tấm biển bằng sắt nặng được treo chơ vơ trên 2 cột. Tại một số cửa hàng, biển thậm chí được chống đỡ bởi 1 bên cột do chủ nhà không muốn làm biển quá dài. Đầu bên kia của biển được gá vào tường nhà.

Nhiều biển hiệu thực chất chỉ được đỡ bởi 1 cột sắt do chủ cửa hàng không muốn làm biển quá dài.(Ảnh: Internet)
Nhiều biển hiệu thực chất chỉ được đỡ bởi 1 cột sắt do chủ cửa hàng không muốn làm biển quá dài. (Ảnh: Internet)

Đề án thí điểm xây dựng tuyến đường văn minh đô thị của phường Mỹ Đình 1 có điểm giống với ý tưởng tuyến phố kiểu mẫu từng được thử nghiệm trên đường Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) vào năm 2016.

Toàn dãy phố khi đó được lắp đặt các biển hiệu đồng phục hai màu xanh, đỏ viền trắng, cùng chất liệu, chiều cao 1,1 m, độ dài tùy theo mặt tiền.

Những hộ kinh doanh không chịu làm biển hiệu mới phải quay ngược mặt biển hiệu cũ vào trong nhà. (Ảnh: Internet)
Những hộ kinh doanh không chịu làm biển hiệu mới phải quay ngược mặt biển hiệu cũ vào trong nhà. (Ảnh: Internet)

Sau hơn 2 năm thực hiện, tuyến đường Lê Trọng Tấn với biển hiệu kiểu mẫu đã thất bại khi các cửa hàng tự ý “phá luật”, thiết kế biển hiệu theo cách riêng. Nguyên nhân của việc “phá luật” là chủ cửa hàng nhận ra việc thiết kế mẫu biển quảng cáo quá giống nhau khiến việc buôn bán ế ẩm, cửa hàng không có điểm nhấn, khách hàng khó nhận diện.

>>> Đại biểu quốc hội: Hãy lắng nghe tiếng khóc vợ mất chồng, con mất cha do nghiện rượu

>>> Đầu ra ngoại ngữ ở ĐH Công nghiệp Hà Nội: Đi thi để diễn, đóng tiền “chống trượt”

Theo news.zing.vn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?