Cách thay đổi vận mệnh: Biết hành thiện tích đức, người mệnh khổ cũng một đời an nhiên hạnh phúc

Rất nhiều người cầu thầy này, thầy nọ hay xem tướng, coi phong thủy để được tiền tài, sức khỏe…, nhưng lại đâu biết rằng chỉ cần hành thiện tích đức thì dù mệnh khổ đến đâu cũng được sửa đổi. Vì vậy từ xưa đến nay ông bà ta đều khuyên con cháu hướng thiện.

Trong suy nghĩ của cổ nhân, vòng xoay nhân quả, thiện ác có báo là thiên lý tồn tại khách quan. Nó không thuận theo ý muốn chủ quan của con người mà hoán chuyển. Họ tin tưởng vào luật nhân quả, coi trọng nghĩa mà xem thường lợi ích. Khi người khác cần giúp đỡ thì giúp đỡ họ, dùng lòng từ bi mà đối đãi với tất cả, kết quả được đền bù, phúc đức quảng đại. Đây cũng chính là phúc đức mà người xưa để lại cho con cháu.

Trong “Kinh Dịch” có viết: “Quan hồ thiên văn, dĩ sát thời biến; quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ” (tạm dịch: Quan sát thiên văn để biết sự thay đổi của bốn mùa; xem nhân văn để giáo hóa thiên hạ). “Kinh Dịch” giải thích văn hóa chính là giáo hóa thiên hạ, dựa vào hoàn cảnh nhân văn khác nhau để khuyến thiện.

Khổng Tử nói trong phần chú thích “Kinh Dịch” rằng: “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương” (tạm dịch: Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có nhiều chuyện tốt, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ gặp tai ương đầy rẫy). Người tích thiện chắc chắn sẽ nhân được thiện báo mà bản thân hưởng không hết, phần dư sẽ để lại cho con cháu. Trái lại, tai ương của người làm điều ác sẽ ảnh hưởng đến cả con cháu đời sau. Hai gia lớn Phật – Đạo giảng về thiện ác rất nhiều.

Muốn đổi mệnh không nhất thiết phải tìm thầy xem tướng.

Vào triều Hậu Chu thuộc thời Ngũ Đại có một người tên Đậu Vũ Quân là người Ngư Dương, nổi danh đương thời về từ học (là môn học vấn về tất cả văn thơ cổ do câu chữ tạo thành như thơ, từ, từ khúc, câu đối…). Sau khi lập nhiều công trạng ông được thăng lên chức Thái thường thiểu khanh, Hữu gián nghị đại phu. Đậu Vũ Quân là người ngay thẳng thật thà, hào hiệp thích giúp người, là một người mẫu mực đương thời.

Đậu Vũ Quân mất cha từ nhỏ, phụng dưỡng mẹ vô cùng hiếu thuận. Nhưng đến năm 30 tuổi ông vẫn chưa có đứa con trai nào. Một ngày nọ ông nằm mơ thấy ông nội nói với mình rằng: “Mệnh của con được định sẵn là sẽ không có con, với lại tuổi thọ ngắn, vậy nên phải nhanh chóng làm thật nhiều việc thiện…“. Đậu Vũ Quân cung kính nghe lời chỉ dạy, từ đó phát tâm hành thiện.

Từng có một người hầu lấy trộm tiền của Đậu Vũ Quân, sợ sẽ chịu tội khi bị phát giác nên đã ghi một văn khế “vĩnh viễn bán con gái để trả lại tiền nợ”. Sau đó người này bỏ con gái nhỏ lại kèm với tờ văn khế rồi xa chạy cao bay. Đậu Vũ Quân thương cảm đứa bé này nên đã thiêu hủy tờ văn khế và nuôi cô bé đến lớn, thậm chí ông còn chọn cho cô một vị hôn phu tốt.

Hễ nhà thân thích nào có người mất mà gia cảnh nghèo khó không thể lo liệu tang sự thì Đậu Vũ Quân đều giúp đỡ, còn nếu gặp người đến tuổi dựng vợ gả chồng mà không kết hôn được vì nghèo túng thì ông sẽ giúp họ cưới xin. Rất nhiều bạn bè nghèo khó và kẻ sĩ tài đức khắp bốn phương đều phần nhiều dựa vào ông để duy trì cuộc sống.

Hàng năm, ngoài tiền làm tế tự vào mùa Hè và mùa Đông, Đại Vũ Quân dùng tất cả thu nhập của mình vào việc cứu giúp người, xây dựng mấy chục thư viện (nơi học tập, đọc sách thời xưa), tập hợp mấy ngàn cuốn sách, thuê danh nho dạy học. Hễ gặp nhân sĩ nghèo khó có chí học hành, ông đều thu lưu, cung cấp nơi ăn chốn ở để họ an tâm đèn sách. Nhiều học trò nhờ ơn bồi dưỡng này mà tên đề bảng vàng, trở thành nhân tài của đất nước.

Có một ngày Vũ Quân lại mơ thấy ông nội nói với ông rằng: “Vì con tích nhiều âm đức nên Thượng Thiên đã kéo dài tuổi thọ của con thêm 3 kỷ (36 năm), cho con có 5 người con trai đều tài giỏi vinh hiển. Sau khi con chết thăng thiên sẽ được phong tiên vị Động Thiên chân nhân“.

Đậu Vũ Quân sau khi thăng thiên được phong tiên vị Động Thiên chân nhân.

Từ đó Đậu Vũ Quân càng làm nhiều việc thiện tích âm đức. Quả thực về sau ông có được năm người con trai, tất cả đều thi đỗ tiến sĩ, nổi danh trong lịch sử. Con trưởng làm đến chức Thượng thư, con thứ hai là Hàn Lâm học sĩ, con thứ ba là Tham Tri chính sự, con thứ tư là Khởi Cư lang, con út là Tả Bổ khuyết.

Đạu Vũ Quân hưởng thọ 82 tuổi. Trước khi lâm chung ông đã tắm rửa sạch sẽ rồi từ biệt bạn bè thân thích, trong lúc nói chuyện vui cười thì an tường qua đời.

Cảnh do tâm tạo, cảnh tùy tâm chuyển, muốn có được may mắn hay chiêu mời tai họa tất cả đều là do nhân tâm của một người như thế nào. Vì vậy từ xưa đến nay người ta đều khuyên con người hướng thiện, cũng không phải là không có nguyên nhân.

Tú Văn, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?