Lá thư tìm người không địa chỉ và cuộc hội ngộ thầy trò tựa trong mơ

21/07/16, 18:35 Đọc & Suy ngẫm

Từ một bộ phim cũ và lá thư hy vọng, giáo viên người Nhật 106 tuổi đã có thể đoàn tụ với những học sinh Đài Loan của mình. Câu chuyện như một bộ phim có hậu, cho ta thấy cuộc sống này còn rất nhiều điều kỳ diệu.

1
Bức ảnh chụp ngày 26/08, ghi những dòng chữ và ảnh Namie Takaki gửi cho Yang Han-Tsong, một trong những học sinh cũ của cô tại Trường Tiểu học Wurih – Đài Trung, Đài Loan.

Nhà viết kịch người Ireland – Oscar Wilde từng nói: “Cuộc sống bắt chước nghệ thuật nhiều hơn là nghệ thuật bắt chước cuộc sống”. Ông lập luận rằng người ta thường không nhìn thấy mọi điều trên thế giới cho đến khi một nghệ sĩ thể hiện nó ra. Điều này có vẻ đã đúng.

Vào hồi tháng 2/2014, một nhân viên bưu chính ở địa bàn quận Wurih – Đài Loan đã nhận được một lá thư gửi từ Nhật Bản đến một địa chỉ không tồn tại trong vùng.

Thay vì trả lại bức thư, người giám sát Chen Huei-tse đề nghị nhân viên của mình bỏ qua các thủ tục thông thường và cố gắng xác định người nhận.

Chen đã từng xem qua bộ phim Đài Loan năm 2008 “Cape No. 7” (Mũi đất số 7), trong đó cũng có một bao thư bị thất lạc từ lâu và rồi lại xuất hiện tại một bưu điện ở miền Nam Đài Loan.

Đó là lá thư của một người đàn ông Nhật Bản, nay đã qua đời, viết gửi đến người yêu ở Đài Loan khi ông phải trở về nước sau Chiến tranh thế giới II. Bức thư cuối cùng cũng được giao tới tận nơi nhờ sự nỗ lực của một nhân viên bưu điện.

Giống như cách nói của Oscar Wilde, khi điều tương tự xảy ra trong văn phòng của Chen, ông đã nhận ra rằng mọi chuyện có khả năng sẽ xảy ra như thế. “Đó là phiên bản Đài Trung của ‘Cape No. 7′”, Chen chia sẻ.

Một vài người nghi ngờ. Tuy nhiên, nhân viên của Chen vẫn làm theo yêu cầu, và hai tuần sau đó, họ đã thành công trong việc tìm kiếm người nhận bức thư, Yang Han-Tsong.

Yang Han-Tsong, 88 tuổi, đang sống trong một nhà dưỡng lão. Tuy nhiên, cả ông lẫn con trai của mình, Yang Ben-ron, đều không thể đọc tiếng Nhật.

Vì vậy một lần nữa, lá thư đặt trên bàn, gần như bị lãng quên, lẫn ​​lộn với xấp hóa đơn thường ngày và tờ rơi quảng cáo gửi đến hộp thư mỗi ngày.

Sau đó vào giữa Tháng Ba, cháu gái của Yang Han-Tsong đã tìm thấy một người biết tiếng Nhật, và trong vài phút, mọi chuyện đã được sáng tỏ.

Bức thư được gửi từ một người phụ nữ Nhật Bản 106 tuổi ở tỉnh Kumamoto, cũng giống như người đàn ông trong “Cape No. 7”, bà đã sống ở Đài Loan dưới thời cai trị của đế quốc Nhật.

Người phụ nữ tên Namie Takaki này đã đến Đài Loan cùng gia đình khi bà 6 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trường nữ Trung học Đài Trung, từ năm 1929 đến năm 1939 bà đã giảng dạy tại Trường Tiểu học Wurih. Yang Han-Tsong là một trong những học sinh của bà.

Khi còn ở Đài Loan, Takaki đã kết hôn và có một gia đình riêng. Con gái của bà, Keiko Takaki, cũng thường nhớ lại thời thơ ấu ở Đài Trung, ở đó cô và em trai cùng học tiếng Đài Loan.

Trong suốt 50 năm Nhật Bản cai trị, nhiều người đã coi Đài Loan như là nhà của mình. Nhưng khi chiến tranh kết thúc, Takaki và gia đình bà phải rời Đài Loan để trở về nước. Đó là quãng thời gian rất buồn, đặc biệt là đối với những người được nuôi lớn trên đảo.

Ở Nhật Bản, chồng của bà làm nhân viên công chức. Bà có thêm một đứa con nữa và dành toàn thời gian làm nội trợ.

Takaki chưa bao giờ trở lại Đài Loan. Nhưng nhiều thập kỷ đã trôi qua, bà thường nghĩ về những em học sinh của mình, tự hỏi họ đang ở đâu và làm gì.

Khi đó, một bộ phim Đài Loan đã thuyết phục bà biến giấc mơ thành sự thật. Đó là một bộ phim tên “KANO” được sản xuất năm 2014, kể về câu chuyện có thật của một đội bóng chày trường trung học Đài Loan trong những năm 1930.

Hồi tưởng lại, bà đã rất thích bóng chày Đài Loan biết bao nhiêu, Takaki nhờ Keiko viết thư cho Yang, là lớp trưởng trong danh sách mà bà lưu lại từ năm 1935.

Trong khi địa chỉ này đã lâu lắm rồi, Chen vẫn nỗ lực tìm ra manh mối.

Sau khi nhận được thư của Takaki, Yang Ben-ron bắt đầu kết nối càng nhiều bạn cùng lớp cũ của cha mình càng tốt.

Cuối cùng, có đến 23 địa chỉ được tìm ra, họ đã gửi rất nhiều thư và hình ảnh đến Takaki. Mọi người đều nhớ bà vì bà là một giáo viên tận tâm.

“Hồi đó chúng tôi phải tỏ lòng tôn kính tuyệt đối với giáo viên”, ông Yang Er-Tsong 88 tuổi, nói. “Chúng tôi thậm chí không thể đi trong bóng của các thầy cô”. Nhưng Takaki thì khác. “Cô ấy yêu trẻ nhỏ và không ngần ngại thể hiện tình cảm của mình”, ông nói.

Xuất thân từ một gia đình nghèo, Yang cho biết cha mẹ của ông không đủ khả năng để mua quần áo cho ông. Vì vậy, khi nhìn thấy ông run lên vì lạnh trong một ngày đông, Takaki đã cho ông một chiếc áo ấm.

“Tôi không bao giờ bỏ lỡ một buổi học nào trong suốt sáu năm ở trường”, ông nói đầy tự hào. “Bởi vì cô ấy, tôi thích học và học giỏi ở trường”.

Chen Bai-sha, 88 tuổi, cho biết Takaki đã dạy bà và những bạn gái khác may khăn trải bàn và các vật dụng trong nhà. Họ cũng may những bộ kimono và mặc chúng vào ngày tốt nghiệp, cô nhớ lại.

Ban đầu, các giáo viên và học sinh có kế hoạch đến thăm bà, nhưng tuổi tác đã ngăn trở chuyến đi của họ.

Chen Huei-tse sau đó đã có ý tưởng tổ chức một cuộc gặp mặt bằng video, nhờ sự tài trợ của công ty Nhật Bản V-CUBE và Chính phủ thành phố Đài Trung.

“Đó có thể là lần cuối cùng họ có cơ hội để nhìn thấy nhau”, Chen nói.

Ngoài học sinh của Takaki và gia đình của họ, Thị trưởng Đài Trung Lin Chia-lung cũng tham dự cuộc hội ngộ qua video này, và đã đề nghị Đài Trung và tỉnh Kumamoto hãy trở thành thành phố anh em.

Những học sinh tại Trường Tiểu học Wurih cũng tham dự, và Takaki hát theo khi các em biểu diễn bài thánh ca của trường từ thời Nhật Bản, chúng đã được dạy để hát trong dịp này.

Khi nghe tin một trong những cựu học sinh của mình vừa mới qua đời, Takaki đan hai tay vào nhau cầu nguyện.

Với vai trò mang lại cuộc hội ngộ đầy bất ngờ này, Chen đã so sánh mình như một hiệp khách. Là con cả trong gia đình, ông cho biết ông cảm thấy trợ giúp người yếu hơn đó là nhiệm vụ của mình, và ông không ngần ngại “rút đao tương trợ”.

Tân Dân, dịch từ Japan Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?