Hiệp định TTP chính thức được ký kết

04/02/16, 16:45 Việt Nam

Đại diện của 12 quốc gia sáng sớm 4/2 đã chính thức ký kết thỏa thuận Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại New Zealand. Sự kiện này đánh dấu kết thúc quá trình đàm phán hơn 5 năm và mở đầu cho giai đoạn phê chuẩn tại quốc hội từng nước.

Đại diện các quốc gia thành viên TPP chụp ảnh chung sau lễ ký sáng nay tại Auckland, New Zealand. (Ảnh: AFP)

Lễ ký kết diễn ra sáng 4/2 tại thành phố Aucland, New Zealand với sự tham dự của 12 Bộ trưởng và Trưởng đoàn đàm phán của 12 nước thành viên lần lượt ký kết hiệp định với sự chứng kiến của Thủ tướng New Zealand – John Key. Bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đoàn đàm phán Việt Nam tham gia lễ ký kết.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng New Zealand một lần nữa khẳng định lại những lợi ích TPP có thể đem lại cho các nước thành viên. “Hiệp định TPP cuối cùng đã cho thấy sự tín nhiệm cũng như triển vọng cho nền kinh tế và người dân của chúng ta. Ngày hôm nay thực sự là ngày vô cùng quan trọng đối với 12 quốc gia tham gia TPP”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, hiệp định này cần trải qua hàng loạt thủ tục tại nghị viện mỗi nước trước khi chính thức có hiệu lực.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn tại lễ ký về việc liệu Trung Quốc có thể gia nhập TPP hay không, Đại diện thương mại Mỹ Froman khẳng định, TPP không nhằm chống lại bất kỳ một quốc gia nào và rằng “việc xây dựng quan hệ kinh tế mang tính xây dựng với Trung Quốc là rất cần thiết”.

Quang cảnh buổi lễ ký kết. (Ảnh: AFP)

Đại diện 12 nước tham gia TPP thống nhất, sau khi ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP, Hiệp định sẽ được chính phủ các nước trình Quốc hội phê chuẩn trước khi chính thức có hiệu lực.

TPP được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia – Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam.

TPP bao phủ khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu, và sẽ tạo ra một khối kinh tế Thái Bình Dương mới, với các rào cản thương mại được hạ thấp đối với hầu hết các mặt hàng, từ thị bò, các sản phẩm từ sữa, tới hàng may mặc, cũng như các tiêu chuẩn và quy tắc mới về đầu tư, môi trường và việc làm. Như vậy, đây là hiệp định thương mại tự do khu vực lớn nhất trong lịch sử chính thức được ký kết.

Vượt qua khuôn khổ của một hiệp định thương mại, TPP còn là xương sống về kinh tế trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Washington, trong bối cảnh đối thủ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc đang không ngừng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực cũng như toàn cầu.

Việt Nam được đánh giá là nước hưởng lợi nhiều nhất trong khu vực, tiếp đó là đến Malaysia. Viện kinh tế toàn cầu Peterson (PIIE) cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi hàng dệt may, da giày được miễn thuế quan khi vào thị trường Mỹ, từ mức thuế 17-32% hiện tại. Điều này sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và làm tăng đáng kể dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

PIIE dự đoán, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 31,7%, tăng mạnh nhất so với các nước khác tham gia TPP.

Sau khi được ký kết, trong trường hợp không đủ nghị viện của 12 nước thông qua, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn có thể có hiệu lực theo các điều khoản nhất định.

12 nước tham gia TPP gồm có: Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Singapore, Úc, Canada, Malaysia, Mexico, Brunei, Chile, Peru. (Ảnh: AFP)

Thứ nhất, nếu thuận lợi, trong vòng 2 năm, TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi nghị viện thứ 12 trong số các nước thành viên thông qua và hoàn tất các thủ tục trong nước.

Tuy nhiên, TPP vẫn có thể có hiệu lực ngay cả khi không được tất cả nghị viện của 12 nước thông qua trong thời hạn 2 năm. Với tình huống này sẽ có hai lựa chọn.

Theo đó, phải có ít nhất nghị viện của 6 nước thông qua, GDP cộng gộp của 6 nước này phải chiếm ít nhất 85% tổng GDP của 12 nước thành viên. Điều này để đảm bảo phải có Nhật Bản và Mỹ thì hiệp định mới có hiệu lực. Thực tế, Mỹ và Nhật Bản chiếm khoảng 80% GDP của 12 nước thành viên TPP, trong đó, Mỹ chiếm gần 62%, Nhật Bản chiếm 17%. Nói cách khác, TPP có thể tồn tại hay không còn phụ thuộc vào Mỹ và Nhật Bản.

Với điều khoản ít nhất nghị viện 6 nước chiếm ít nhất 85% GDP thông qua, thì TPP hoặc có hiệu lực ngay sau khi nước thứ 6 thông báo phê chuẩn và hoàn tất thủ tục; hoặc có hiệu lực sau 26 tháng tính từ ký kết TPP.

Theo dantri.com.vn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?