Tổng thống Mỹ nhận định về viễn cảnh TPP tại Việt Nam
Việt Nam là một mắt xích quan trọng mà Mỹ muốn hướng đến trong TPP. Đây là vài nhận định của tổng thống Barack Obama. Rất thiết thực và minh bạch: “Nếu Việt Nam không đáp ứng được, thì sẽ bị loại trừ”.
Khi Việt Nam bước vào sân chơi lớn
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương là một thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Vào ngày 5/10 vừa qua, Việt Nam đã chính thức đạt được thỏa thuận TPP.
TPP được kí kết sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cũng như đặt ra không ít thách thức cho nền kinh tế Việt Nam.
Cơ hội…
Việt Nam đã kí 10 hiệp định Thương mại tự do, nhưng khi tham gia vào TPP, chúng ta có những đối tác rất lớn như Mỹ, Canada,…(những đối tác Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại tự do nào), TPP có nội dung với phạm vi rộng hơn và mức độ tự do hóa sâu nên cơ hội cho Việt Nam là rất lớn.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs mới đây đã dự báo nền kinh tế Việt Nam, hiện đứng thứ 55 trên thế giới, sẽ vươn lên vị trí 17 vào năm 2025.
Theo dự báo của Viện kinh tế quốc tế Peterson, Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Khi TPP có hiệu lực, rảo cản thuế quan giữa các nước được xóa bỏ, nhiều khả năng Việt Nam sẽ chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu về các sản phẩm may mặc và giày dép (là thế mạnh của Việt Nam) với mức thuế bằng không tới các thị trường rộng lớn.
Ngoài ra khi tham gia vào TPP khiến Việt Nam thu hút hơn nữa các nguồn đầu tư cho công nghệ cao
Những thách thức…
“Những ngành kém lợi thế, sức cạnh tranh yếu sẽ bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau”…- TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nêu quan điểm.
Trước đây, Việt Nam gia nhập WTO đã từng nhận được rất nhiều kỳ vọng. Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam đi kèm với chính sách tiền tệ thiếu kinh nghiệm đã góp phần thổi phồng bong bóng bất động sản, và khiến lạm phát hai chữ số trở lại những năm 2008-2011.
Sự phụ thuộc lớn của Việt Nam vào nhập khẩu và đầu tư nước ngoài và những yếu kém nội tại kéo dài giai đoạn hậu WTO là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam không nên quá tự mãn với việc ký kết những FTA đầy hứa hẹn như TPP.
Đâu là giải pháp…?
Hiện nay, TPP đang được đàm phán rất nhanh, nếu không chuẩn bị kỹ, những lợi thế và bất lợi của TPP sẽ đan xen vào nhau, dẫn đến những mất kiểm soát.
Với những ngành sẽ được lợi sau khi TPP có hiệu lực như: dệt may, thủy sản, nông sản… cần chủ động các nhân tố lao động, vốn, đất đai và các tài nguyên khác. Với các ngành kém được lợi thế như chăn nuôi, lâm nghiệp, công nghiệp… cần tái cơ cấu để tăng năng suất, hiệu quả hơn.
Nhà nước cần có những chính sách hợp lý khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, những chính sách hỗ trợ pháp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế.
Đặc biệt, sau khi tham gia TPP, Việt Nam cần phải điều chỉnh cả những yếu tố thương mại như những nội dung liên quan tới lao động, quyền sở hữu trí tuệ… khẳng định sự cấp thiết phải tiến hành cải cách thể chế, tự do hóa thị trường các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, đất đai.