Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Israel, Pakistan và CHDCND Triều Tiên sẽ tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới.
Theo trang mạng Hải quân Nga, báo cáo của Hội đồng Thông tin An ninh Anh-Mỹ (BASIC) ở London cho biết, thế giới đã bước vào giai đoạn mới chạy đua vũ trang hạt nhân. Hiện nay, rất nhiều nước lớn đã thực hiện kế hoạch hiện đại hóa các chương trình, đồng thời đã nghiên cứu chế tạo ra vũ khí hạt nhân và vũ khí mang theo mang theo lượng nổ hạt nhân mới.
Trong 10 năm tới, trên thế giới sẽ chi hàng trăm tỷ USD cho phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân. Trong 10 năm tiếp theo, Mỹ và Nga sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của cuộc chạy đua vũ trang, kinh phí của họ đầu tư cho vũ khí hạt nhân và lĩnh vực có liên quan ít nhất cũng sẽ lên tới 770 tỷ USD.
Mỹ phóng tên lửa xuyên lục địa Minuteman III |
Trong 10 năm tới, Mỹ sẽ đầu tư 700 tỷ USD cho lĩnh vực vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Hải quân Mỹ sẽ còn đầu tư 100 tỷ USD cho bảo vệ và nâng cấp các loại vũ khí mang theo hạt nhân như tên lửa, máy bay và tàu ngầm; 92 tỷ USD dùng cho bảo vệ và nâng cấp các đầu đạn và cơ sở sản xuất hiện có.
Đồng thời, Mỹ còn có kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động của tên lửa xuyên lục địa Minuteman III và thiết kế tên lửa đạn đạo mới; chế tạo 12 tàu ngầm động cơ hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, trong đó chiếc đầu tiên sẽ được biên chế vào năm 2029; kéo dài thời gian hoạt động của máy bay ném bom B-52H đến năm 2035; phát triển máy bay ném bom tầm xa mới; và bắt đầu khởi động kế hoạch thay thế tên lửa hành trình động cơ hạt nhân từ năm 2025.
Tên lửa xuyên lục địa RS-24 của quân đội Nga phóng thử đầu tiên năm 2007 |
Trước năm 2020, Nga sẽ đầu tư ít nhất 70 tỷ USD cho phát triển hạt nhân. Nguồn kinh phí này sẽ được dùng cho phát triển hệ thống tên lửa xuyên lục địa di động RS-24 mới; trước năm 2018 sản xuất được tên lửa đạn đạo mới mang theo 10 đầu đạn hạt nhân; trang bị tên lửa SS-N-23 cho tàu ngầm động cơ hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo của Chương trình 667BDRM; chế tạo 8 tàu ngầm lớp Borey của Chương trình 955.
Ngoài ra, kế hoạch của Nga còn bao gồm phát triển tàu ngầm chiến lược thế hệ thứ 5, máy bay ném bom tầm xa mới sẽ được biên chế cho Không quân Nga, từ năm 2013 sẽ tăng gấp bội việc sản xuất tên lửa đạn đạo. Đồng thời, trong 10 năm tới, quân đội Nga sẽ còn tăng thêm 10 lữ đoàn tên lửa tầm gần.
Tên lửa Agni-V của quân đội Ấn Độ |
Ngoài hai nước trên, những nước gia nhập cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Israel, Pakistan và CHDCND Triều Tiên. Trong đó, Ấn Độ sẽ phát triển tên lửa đạn đạo Agni-V, Israel sẽ phát triển tên lửa Jericho-III thế hệ mới có tầm phóng tới 6.500 km.
Tên lửa thế hệ mới Jericho-III của Israel có tầm phóng tới 6.500 km |
Theo báo Quang Minh