[ChanhKien.org] Cảnh tượng trong bức tranh này dựa trên một câu chuyện có thật: Vào ngày 20 tháng 11 năm 2001, khoảng 2 giờ chiều, ba mươi sáu người Tây phương từ khắp nơi trên thế giới đã tập hợp tại quãng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Họ ngồi trong tư thế thiền định, giương cao một lá cờ màu vàng thêu dòng chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”, nhắm mắt và bắt đầu bài tập thiền của Pháp Luân Công.
Vài giây sau, những chiếc xe cảnh sát lao đến bao vây nhóm người này, và các sĩ quan bắt những người Tây phương vào trong xe. Đáp lại, những người này bắt đầu hô to bằng tiếng Trung Quốc: “Pháp Luân Công là tốt!” Hành động của họ thật ôn hòa và hoàn toàn phù hợp với những quyền cơ bản được nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Tuy vậy, tất cả các học viên này đã bị bắt, bị ngược đãi, và bị trục xuất bởi cảnh sát Trung Quốc. Nhiều người trong số họ đã bị đánh đập dã man. Trong khi bị cảnh sát bắt giữ, các học viên này không được phép liên lạc với gia đình, không được phép có đại diện pháp luật, và thậm chí không được phép liên lạc với đại sứ quán của họ. Họ bị thẩm vấn, hăm dọa, và hầu hết đều bị cảnh sát lấy cắp những tài sản có giá trị.
Những bức hình này đã được chụp bốn ngày sau khi Helene Petit, một học viên Pháp Luân Công người Pháp, bị đánh bởi cảnh sát Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 20-11-2001. Đây là bằng chứng xác đáng chống lại những lời dối trá ngoan cố của chính quyền cộng sản Trung Quốc rằng cảnh sát của họ không bao giờ viện đến các phương pháp bạo lực đối với các học viên Pháp Luân Công trong tù.
Vài tháng sau, ngày 14-2-2002, một nhóm khác gồm 40 học viên Pháp Luân Công người Tây phương từ khắp thế giới đã đến quảng trường Thiên An Môn để tiếp tục thỉnh nguyện với chính quyền cộng sản Trung Quốc nhằm kết thúc cuộc đàn áp dã man lên các học viên Pháp Luân Công. Họ đã giương cao những biểu ngữ và hô to cho những người ở quãng trường Thiên An Môn nghe rằng: “Pháp Luân Đại Pháp (hay Pháp Luân Công) là tốt!” Một lần nữa, những học viên Tây phương này đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ và đánh đập.
Có 25 người Mỹ trong số 40 học viên Pháp Luân Công Tây phương kể trên, và khoảng 5 người là nữ. Họ là những người da trắng, người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Á. Khi trở về Mỹ, mặt và toàn thân họ mang theo các dấu vết của sự ngược đãi. Một số thì bị xé áo và bứt nút. Quần của một học viên nữ bị rách tàn tạ; ống tay áo của một học viên nữ khác bị rách từ trên vai và có thể bị rớt ra bất cứ lúc nào. Ba học viên phải đi chân không và quay về mà không mang theo hành lý vì cảnh sát Trung Quốc đã lấy cắp toàn bộ tài sản của họ.
Trong các cuộc phỏng vấn khi họ trở về vào năm 2002, những học viên này đã tiết lộ tình trạng bạo lực của cảnh sát Trung Quốc. Một học viên nữ kể lại: “Cảnh sát tại quãng trường Thiên An Môn liên tục nâng tôi lên và ném tôi xuống đất. Trong những trận tra tấn lặp đi lặp lại, quần của tôi đã bị rách và phần lưng dưới của tôi đã bị thương. Đến giờ tôi vẫn còn khó khăn khi cúi xuống nhặt đồ dưới đất.” Một học viên nữ nhỏ nhắn, cao khoảng 1,5 mét, nói: “Cảnh sát ở Thiên An Môn nắm tóc tôi kéo vào xe. Rất nhiều tóc của tôi đã bị giựt đứt. Tôi cảm thấy dường như da đầu của tôi bị lột khỏi đầu vậy. Sau khi mấy viên cảnh sát ném tôi vào xe, họ đóng cửa lại và bắt đầu đánh đập tôi một cách tàn bạo. Sau đó họ liên tục đè đầu tôi xuống ngực và làm cổ tôi bị thương. Bây giờ tôi vẫn còn thấy đau cổ.” Ngay cả các học viên nam cũng là nạn nhân của sự hung bạo. Nhiều học viên nam quay về với những vết thâm tím có thể nhìn thấy trên mặt. Một số thì mắt bị sưng đỏ do bị đánh. Một học viên nam trông rất xanh xao. Anh ấy phải đi chân không và mặc một chiếc áo sơ mi trắng bị cảnh sát Trung Quốc xé nát trông như một miếng giẻ rách. Tất cả nút áo đều bị đứt hết. Khi anh kéo áo lên để lộ tấm lưng, mọi người đều thấy những đường lằn đỏ trên lưng của anh, cho thấy sự tra tấn bằng roi da mà anh đã phải chịu đựng khi bị giam giữ.
Sự ngược đãi về thể chất và tinh thần của cảnh sát Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công Tây phương đã vạch trần những lời dối trá của chính quyền cộng sản Trung Quốc rằng cảnh sát của họ bị buộc không được dùng bao lực đối với học viên Pháp Luân Công trong nước. Nếu cảnh sát Trung Quốc không ngần ngại đánh đập những người ngoại quốc này, dù biết rằng những nạn nhân này sẽ bị trục xuất trong vài giờ tới, thì liệu còn điều gì mà họ không dám làm với những học viên tại Trung Quốc, những người mà họ có thể tống giam vô thời hạn?
Lời bình của người hướng dẫn triển lãm tranh:
Họa sĩ đã bộc lộ nội tâm của từng người trong bức tranh này. Những người cảnh sát tà ác này có các hình đầu lâu đằng sau đầu tượng trưng cho ma quỷ từ địa ngục. Và người học viên với vòng hào quang ánh sáng trên đầu tượng trưng cho sự hy sinh thuần khiết thần thánh của cô để cứu những người khác. Cảnh tượng trong bức tranh này dựa trên một câu chuyện có thật: Vào ngày 20 tháng 11 năm 2001, khoảng 2 giờ chiều, ba mươi sáu người Tây phương từ khắp nơi trên thế giới đã tập hợp tại quãng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Họ ngồi trong tư thế thiền định, giương cao một lá cờ màu vàng được thêu dòng chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”, nhắm mắt và bắt đầu bài tập thiền của Pháp Luân Công.
Bài liên quan: