Lời ban biên tập: Từ khi Giang Trạch Dân và những người đi theo ông ta bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999 cho tới nay, hơn 3.000 học viên được xác nhận là đã chết vì bị bức hại. Con số thực tế còn cao hơn nhiều. Cảnh sát Trung Quốc đã lục soát bất hợp pháp tư gia của các học viên Pháp Luân Công và lấy đi tài sản cá nhân của họ. Hàng triệu học viên đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức và nhà tù, nơi họ bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Con của các học viên Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân của cuộc bức hại phi nghĩa. Một số em đã trở thành vô gia cư sau khi cảnh sát bắt cóc cha mẹ các em. Một số em đã phải sống dưới sự nuôi dưỡng của ông bà, những người phải tự kiếm sống một cách độc lập. Một số em thì bị giam giữ phi pháp trong nhà tù cùng cha mẹ các em. Một số em đã trở thành những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa khi cha mẹ các em bị tra tấn đến chết. Các học viên Pháp Luân Công là họa sĩ đang dùng cây cọ của mình để tiết lộ với thế giới rằng những trẻ em vô tội tại Trung Quốc cũng là nạn nhân của cuộc đàn áp do Giang khởi xướng. Họ hy vọng rằng tác phẩm nghệ thuật của họ sẽ giúp khơi dậy nhận thức và lương tâm của người dân thế giới, cũng như góp phần chấm dứt cuộc đàn áp vô nhân tính đối với các học viên Pháp Luân Công và con cái họ.
* * *
[Falunart.org] Cảm hứng cho bức tranh này đến từ một câu chuyện có thật từng gây ra phản ứng kịch liệt trên trường quốc tế. Một người mẹ trẻ tên là Vương Lệ Huyên, cùng đứa con trai 7 tháng tuổi của cô đã bị tra tấn đến chết sau khi họ bị bắt chỉ vì tập Pháp Luân Công. Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy đứa trẻ đã bị treo ngược đầu xuống đất và đầu của bé đã bị dập nát.
[Chanhkien.org] “Hoa sen vàng” miêu tả câu chuyện về một học viên Pháp Luân Công và đứa con trai của cô bị tra tấn đến chết sau khi cảnh sát Trung Quốc bắt cóc họ. Đây là câu chuyện có thực đã xảy ra tại Trung Quốc vào năm 2000.
Cô Vương Lệ Huyên (Wang Lixuan), 27 tuổi, là một học viên Pháp Luân Công sống tại thôn Nam Hoành, trấn Tê Hà Tự Khẩu, thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Con trai cô, Mạnh Hạo, mới chưa đầy 8 tháng tuổi khi em bị giết hại.
Sau khi Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, cô Vương đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện phục hồi danh dự cho Pháp Luân Công 8 lần, trong đó 3 lần là khi cô mang thai, và 2 lần là đi cùng đứa bé. Ngày 21 tháng 10 năm 2000, cảnh sát đã bắt cô và con trai cô trong khi họ đang trên đường tới Bắc Kinh. Ngày 7 tháng 11 năm 2000, cảnh sát đã bắt cóc cô Vương và con trai cô khi họ đang giảng chân tướng về Pháp Luân Công trên quảng trường Thiên An Môn. Vì cô Vương Lệ Huyên từng làm việc cho một công ty ở Khu phát triển Yên Đài, một cảnh sát có họ là Mưu đến từ Cục Công an Khu phát triển Yên Đài đã đưa họ tới văn phòng đại diện Khu phát triển Yên Đài ở Bắc Kinh, tọa lạc tại tầng 18, Trung tâm Hoa Úc và giữ họ dưới sự giám sát. Khoảng 4 giờ chiều ngày hôm ấy, cô Vương và đứa con trai nhỏ của cô được báo cáo là đã ngã từ ban công tầng 18 xuống đất. Họ chết ngay lập tức. Đây quả thực là một cảnh tượng bi thảm.
Mẹ của cô Vương Lệ Huyên, bà Lý Tú Hương, cũng là một học viên Pháp Luân Công. Khi chồng bà nhận được giấy báo tử và đến Bắc Kinh cùng một số thân nhân, họ đã tìm thấy thi thể của cô và đứa con trai bị đông cứng lại trên nền đất.
Theo khám nghiệm tử thi: cổ và xương khuỷu của cô đã bị gẫy, đầu cô bị dập và có một cây kim mắc ở vùng thắt lưng cô. Có hai vết thâm tím lớn ở mắt cá chân trên thi thể đứa bé. Có hai vệt đen và xanh trên đầu bé, và máu chảy ra từ mũi em. Người ta suy luận rằng các vết bầm có thể đã được gây ra khi những kẻ tra tấn còng chân bé Mạnh Hạo [mới chưa đầy 8 tháng tuổi] và treo ngược đầu em xuống đất. Đám hầu đoàn của Giang Trạch Dân thậm chí còn không tha một đứa trẻ!
Cái chết bi thương của cô Vương Lệ Huyên cùng đứa trẻ cần phải được điều tra thêm. Sự thật chắc chắn sẽ được phơi bày khi cuộc đàn áp kết thúc và khi tập đoàn tà ác của Giang Trạch Dân dừng phong tỏa thông tin. Khi ngày đó tới, Giang Trạch Dân và những kẻ tòng phạm sẽ bị đưa ra trước công lý!
Lời bình tại triển lãm tranh:
Bức tranh “Hoa sen vàng” là đài tưởng niệm dành cho con người bé bỏng nhất bị giết hại trong cuộc đàn áp, và mẹ của em. Mảnh vải vắt qua người họ viết “Chân Thiện Nhẫn”. Những bông sen vàng đại diện cho sự thuần khiết khi chúng khai nở, giống như câu chuyện được kể trên đây.