Dưỡng sinh theo tiết khí là cách chăm sóc sức khỏe rất trí tuệ của người xưa. “Thiên địa vạn vật hài hòa”, người xưa tin rằng tiết khí của trời đất và sức khỏe con người là có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Vậy dưỡng sinh trong mùa Xuân, cần lưu ý những lời khuyên sau nhé!
Hai mươi bốn tiết là cách tính lịch pháp của người xưa có từ hơn 2.500 năm trước, chủ yếu dùng cho việc đồng áng. Vậy tiết khí cùng với sức khỏe con người có mối liên hệ như thế nào? Trong bài viết này, chuyên gia thảo dược Đông-Tây y, tác giả Moreen Liao sẽ đưa bạn đến gần với trí tuệ của người xưa, đồng thời cho bạn những lời khuyên về dưỡng sinh rất hữu ích; từ đó giúp bạn tùy theo tiết trời mà có sự điều tiết tinh thần và thể xác thích ứng.
“Lập xuân” hàng năm vào ngày 3 đến 5/2, lúc này thời tiết vẫn đang rét lạnh, tiết xuân phân còn phải đợi sau 45 ngày nữa. Khi đó, Trái đất đã hấp thụ lượng nhiết đáng kể, thiên nhiên bắt đầu có dấu hiệu mới: côn trùng bắt đầu giương cánh, cá tôm bắt đầu thoát khỏi lớp băng lạnh vui đùa thỏa thích… Mà dựa theo Đông y và thuyết dưỡng sinh, cơ thể người cũng có sự tương đồng nhịp điệu với tự nhiên như vậy.
Nhìn theo góc độ nghiên cứu khoa học, Mặt trời chuyển động điều tiết theo bốn mùa và toàn bộ vạn vật trên địa cầu. Nông nghiệp, ẩm thực, sức khỏe và bệnh tật có quy luật tương quan với tiết khí. Tiết khí là thể hiện lý niệm “thiên địa vạn vật hài hòa” của người xưa. Một năm chung quy có hai mươi bốn tiết khí, mỗi mùa có 6 tiết.
Ở đây, đề cập đến lý luận triết học của người xưa: hữu hình và vô hình (hoặc là nói tự nhiên và siêu nhiên) đồng thời thời tồn tại. Từ cách tính tuổi mụ có thể nhìn ra được điểm này: Đứa trẻ vừa ra đời thì tính là một tuổi, chính là tính thời gian thai nghén (từ đó về sau tuổi so với niên lịch sẽ nhiều hơn 1 tuổi). Trong hai mươi bốn tiết khí, “lập xuân” là dấu hiệu mùa Xuân bắt đầu nảy mầm, “Tiết xuân phân” là dấu hiệu nó đã trưởng thành, giữa chúng cách nhau 45 ngày, cái này giống như từ khi mang thai đến khi sinh cách nhau 280 ngày.
Vô hình và hữu hình, âm dương và ngũ hành đều bao gồm bộ tiết khí bên trong
Vô hình và hữu hình, âm dương và ngũ hành đều bao hồm hệ thống tiết khí ở bên trong. Vào mùa Xuân, ngũ hành thuộc Mộc, tương ứng với gan, cho nên dưỡng sinh lấy hộ gan là việc chính, nên ăn ít các loại đồ béo ngọt và chua cay. Mà Mộc khắc Thổ, Thổ ứng với tỳ, cho nên ăn các loại đồ ngọt đó, có thể khiến tỳ quá bồi bổ, dẫn đến có hại cho gan. Tiết lập xuân, cũng nên thức dậy sớm để hấp thu năng lượng Mặt trời, hơn nữa nên ăn nhiều loại rau xanh giúp cơ thể “nạp điện”.
Với 7 lời khuyên dưới đây, có thể giúp bạn có một thân thể khỏe mạnh trong mùa xuân, đồng thời bài trừ những độc tố tồn trữ trong mùa đông vừa qua.
1. Cọ nhẹ làn da
Dùng một bông tắm mềm mại, cọ nhẹ nơi lòng bàn tay, lòng bàn chân và đùi. Việc này giúp bài xuất độc tố, đánh thức giác quan, có thể cải thiện tuần hoàn; cũng có tác dụng dưỡng da, loại tế bào da chết.
2. Chải tóc
Dùng cây lược gỗ để chải tóc từ phía sau đầu, có thể dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng da đầu.
3. Ăn cháo
Tại thời điểm này thức ăn đứng đầu trong việc bảo dưỡng cơ quan nội tạng là các loại cháo. Ngũ cốc ngâm ít nhất 2 giờ hoặc qua đêm, sau đó nấu chín từ từ trên lửa nhỏ. Bắt đầu từ mùa Xuân, một bát gạo, vừa nuôi dưỡng cơ thể, lại có thể khiến tinh thần phấn chấn.
4. Gia vị thích hợp cho mùa Xuân
Thời gian này, rất thích hợp cho các món ăn với hẹ, hành tây, tỏi tây và tỏi làm hương vị, thường xuyên ăn chúng có thể giúp làm ấm cơ thể, chống đỡ lạnh.
5. Uống trà ấm
Trà pha với vỏ vani, trà quế, hoặc uống trà Chai (quế, đinh hương, thảo quả, gừng và hạt tiêu trà đen Ấn Độ), có thể giúp cơ thể trẻ hóa mùa xuân.
6. Làm ấm ngực
Đối với những người thường xuyên bị ho và lạnh trong mùa Xuân, nên bôi một chút tinh dầu đàn hương hặc hương trầm vào giữa ngực, giúp ngăn chặn phổi nhiễm lạnh.
7. Ngâm chân
Dùng tinh dầu cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides) bổ sung vào nước ấm để ngâm chân. Cách ngâm chân này có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm bàn chân, thêm một chút gừng cũng rất tốt.
Theo epochtimes.com