Chơi game bằng ý nghĩ
Các nhà khoa học Anh dạy khỉ các điều khiển cánh tay của một nhân vật trên máy tính bằng ý nghĩ của chúng, một đột phá khoa học có thể hữu ích với người tàn tật.
Hai con khỉ rhesus tham gia thử nghiệm. Ảnh: REX. |
Telegraph cho biết, các nhà khoa học của Trung tâm Cơ khí thần kinh thuộc Đại học Duke tại Anh, huấn luyện hai con khỉ rhesus cách tham gia trò chơi điện tử bằng ý nghĩ. Sóng não của hai con khỉ được sử dụng để điều khiển hai cánh tay ảo của một con khỉ trên màn hình máy tính. Chúng không phải cử động bất kỳ bộ phận nào của cơ thể trong quá trình điều khiển cánh tay ảo.
Các chuyên gia yêu cầu đôi khỉ dùng cánh tay ảo để khám phá bề mặt của ba vật thể ảo có hình dạng như nhau song bề mặt khác nhau. Sau đó chúng phải tìm kiếm một vật thể có kết cấu bề mặt đặc thù trong số ba vật thể. Khỉ được thưởng nước ép trái cây nếu tìm đúng vật thể ảo mà nhóm nghiên cứu yêu cầu. Kết quả cho thấy chúng tìm đúng vật thể mà nhóm nghiên cứu muốn.
Đây là lần đầu tiên giới khoa học chứng kiến bộ não điều khiển cánh tay ảo để khám phá vật thể. Những xung điện truyền về não giúp khỉ xác định kết cấu bề mặt của những vật thể mà cánh tay ảo chạm phải.
“Sự tương tác giữa não và nhân vật ảo hoàn toàn không phụ thuộc vào cơ thể lũ khỉ, vì chúng không cử động chân, tay và cũng chẳng dùng da để chạm vào vật thể và cảm nhận kết cấu bề mặt”, ông Migue Nicolelis, giám đốc Trung tâm Cơ khí thần kinh thuộc Đại học Duke, nói.
Nhóm nghiên cứu hy vọng thành quả của họ có thể mở đường cho sự ra đời của một loại khung xương máy bên ngoài dành cho người tàn tật. Họ có thể sử dụng khung xương đó để cảm nhận thế giới xung quanh nhờ sóng não.
“Trong vài năm nữa, những người bị liệt cả tứ chi có thể tận dụng công nghệ của chúng tôi để cử động tay, chân và bước nhờ sự hỗ trợ của khung xương ngoài. Nhờ nó họ cũng có thể cảm nhận kết cấu bề mặt của những vật thể trong tay, địa hình của những nơi họ đi qua”, Nicolelis nói.
Đây là lần đầu tiên giới khoa học chứng kiến bộ não điều khiển cánh tay ảo để khám phá vật thể. Những xung điện truyền về não giúp khỉ xác định kết cấu bề mặt của những vật thể mà cánh tay ảo chạm phải.
“Sự tương tác giữa não và nhân vật ảo hoàn toàn không phụ thuộc vào cơ thể lũ khỉ, vì chúng không cử động chân, tay và cũng chẳng dùng da để chạm vào vật thể và cảm nhận kết cấu bề mặt”, Nicolelis nói.
Minh Long