Tinh Hoa

Tạp chí Science trả lời về việc đăng bản đồ lưỡi bò

Tạp chí Science của Hiệp hội Mỹ vì sự phát triển khoa học (AAAS) đang xem lại những thủ tục chấp nhận bản đồ để đảm bảo rằng, trong tương lai, tạp chí Science không thiên vị hoặc đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ hoặc quyền tài phán.


Phản ứng “rất khoa học” trong “Lưu ý của ban biên tập” (Editor’s Note) về đăng tải trên Tạp chí Science đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của giới khoa học Việt Nam.

Bà Monica Bradford, Trưởng ban Biên tập thay mặt tạp chí Science nêu rõ, bài báo “Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai” (China’s demographic history and future challenges) ngày 29/7 có kèm tấm bản đồ lưỡi bò. Nhưng việc đăng tải bản đồ trên không thể hiện quan điểm của Science về vấn đề biên giới biển đảo.

Các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước đã nhận được nhiều phản hồi tích cực về tấm bản đồ lưỡi bò sai sự thật.

“Tất cả các bài viết được đăng tải trên Science thể hiện quan điểm của cá nhân của tác giả và không chính thức phản ánh quan điểm của Hiệp hội Mỹ vì sự phát triển Khoa học (AAAS) hoặc các tổ chức khác mà tác giả là hội viên” – bà Monica Bradford nhấn mạnh.

Trong khi đó, nhóm các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước vẫn đang cải tiến bức thư cảnh báo về bản đồ lưỡi bò song song với việc gửi thư cho các tạp chí khoa học, các tờ báo nổi tiếng trên thế giới. Ví dụ, đưa hai tấm bản đồ minh họa vào giữa bức thư cho ấn tượng hơn, thay vì để ở cuối thư như ban đầu hay sửa một số chữ trong lá thư theo góp ý của một người Mỹ làm công tác ngoại giao…

Số nhà khoa học tham gia ký tên vào bức thư tiếp tục tăng lên, trong đó, có nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển, GS Chu Hảo, TS Lê Đăng Doanh, GS Võ Quý…

Theo bee