Các VĐV thể thao hiện đại là những người khỏe nhất mọi thời đại? Nhầm to! Thổ dân người tiền sử từng chạy nhanh hơn đứt Usain Bolt (VĐV điền kinh chạy nhanh nhất thế giới năm 2009). Một phụ nữ tiền sử dòng Neannecdan chắc chắn sẽ đánh bại Arnold Schwarzennegger (cựu vô địch thể hình Australia) nếu có cơ hội cùng đánh võ tay không. Còn những người đàn ông châu Phi thời xưa cũng nhảy cao hơn hẳn các VĐV huy chương vàng ngày nay ở bộ môn này.
Thợ săn thời tiền sử chạy nhanh hơn Usain Bolt 3km/giờ
Trong cuốn sách “Manthropology: The Science of the Inadequate Modern Male”, chuyên gia nhân chủng học, GS Peter McAllister gọi đàn ông ngày nay là “sinh linh giống đực đáng hổ thẹn nhất đại diện cho Homo sapiens (con người thông tuệ) còn sống trên trái đất”. Cũng may nhà khoa học Vương quốc Anh chỉ so sánh duy nhất năng lực thể chất. Theo GS McAllister thậm chí các vận động viên điền kinh nhanh nhất và khỏe nhất hiện nay cũng không thể sánh ngang những đại diện bình thường của tổ tiên loài người trong quá khứ.
Qua phân tích những dấu vết hóa thạch của sáu thổ dân còn lại từ 20 ngàn năm trước, GS McAllister đã tính được, một trong số họ có thể chạy chân đất trên mặt đường đá ong quanh hồ với tốc độ 37km/giờ. Nhà khoa học Anh ước tính, nếu đi giày có đinh trên đường chạy tiêu chuẩn, những thợ săn thời tiền sử có thể dễ dàng đạt tốc độ 45km/giờ, tức 3km/giờ nhanh hơn tốc độ kỷ lục trên thế giới 2009 của Usain Bolt. Cũng theo nhà nghiên cứu này, với xác xuất những dấu vết bàn chân của con người nhanh nhất thời tiền sử rất nhỏ, vậy nên chắc chắn tất cả thổ dân thời đó đều có thể chạy nhanh như vậy.
Những thổ dân xa xưa ở Australia chắc chắn sẽ khiến cho các nhà vô địch phóng lao hiện đại phải ngượng “chín mặt” vì thành tích vượt trội của họ. Cơ thể người phụ nữ dòng tiền sử Neannecdan bình thường có trọng lượng cơ bắp lớn hơn 10% so với đàn ông thời nay. Nếu được tập luyện thích hợp phái đẹp thời đó sẽ đạt được 90% trọng lượng của bảy lần vô địch Olimpic Arnold Schwarzenegger. Sải tay ngắn hơn sẽ cho phép họ dễ dàng quật ngã các nhà vô địch vật thế giới. Người tiền sử Cro-Magnon sống 30 ngàn năm trước cao lớn, khỏe mạnh và đặc biệt thông minh. Họ có bộ não lớn hơn cả con người hiện đại.
Trong các dịp hành lễ tôn giáo, các chàng trai bộ tộc Tutsi ở Rwanda dễ dàng nhảy qua 2,52 mét, tức 7 cm cao hơn kỷ lục nhảy cao thế giới năm 2009. GS McAllister đã có kết quả như thế sau khi phân tích bức ảnh do một chuyên gia nhân chủng học người Đức thực hiện hồi đầu thế kỷ XX. “Đó là thủ tục bắt buộc trong nghi lễ, mà tất cả các chàng trai mới lớn ngưởi Tutsi bắt buộc phải vượt qua. Nhìn chung, tất cả đều có thể nhảy qua mức xà tối thiểu cao hơn chiểu cao của chính mình” – GS McAllister khẳng định.
Trong thời gian một ngày, lính lê dương Roma thường chinh phục chặng đường dài 63km, gùi trên lưng khí tài, quân lương bằng nửa trọng lượng của cơ thể. Những chiến thuyền Trirem cực nhanh với lực đẩy của ba hàng mài chèo đã giúp lính thủy Hy Lạp nhiều năm duy trì địa vị chi phối trên biển cả.
GS Harry Rossiter, chuyên gia sinh lý học Đại học Leeds đã thử lượng tính năng lực của thủy thủ Hy Lạp cổ đại. Ông đã tiến hành đo đạc kết quả quá trình trao đổi chất trong cơ thể những vận động viên đua thuyền hiện đại trên chiếc thuyền phục chế y hệt hết cấu trúc thời xa xưa và so sánh với những số liệu lịch sử.
Kết quả cho thấy: Những lính thủy thời cổ đại có thể dễ dàng ganh đua với những vận động viên đua thuyền hiện đại xuất sắc nhât. Nên nhớ, Hy Lạp thời đó từng sở hữu hạm đội 200 chiến thuyền như thế (trên mỗi chiến thuyền có 170 lính thủy). Theo GS Rossiter ngày nay thật khó tìm đủ số lượng đàn ông có thể lực như vậy. Nhà khoa học Anh cho rằng, về mặt di truyền, người cổ đại được chuẩn bị để thực hiện những công việc đòi hỏi nỗ lực lớn tốt hơn hẳn người hiện đại.
Người hiện đại yếu đuối vì công nghệ và nông nghiệp phát triển
Theo GS McAllisrer, chính sự phát triển của công nghệ và nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng thể lực người hiện đại suy sụp. Việc gieo trồng ngũ cốc đảm bảo đáp ứng đầy đủ và ổn định nhu cầu dinh dưỡng, song chất lượng của chúng ngày càng thấp kém (chủ yếu vì môi trường ô nhiễm) khiến cho con người suy yếu dần. Mọi tiến bộ công nghệ đều dẫn đến hậu quả suy giảm thể lực. Thậm chí những vận động viên thể thao xuất sắc nhất hiện nay cũng không bị sức ép về thể lực con người sống trước thời đại công nghiệp phát triển.
GS McAllister khẳng định, cơ thể con người tự nhiên vốn rất linh hoạt và gần như ai cũng có thể cải thiện khá nhanh năng lực của mình thông qua hoạt động thể chất tích cực và thực đơn thích hợp. BS Michael Joyner, chuyên gia lão khoa nổi tiếng Mỹ (Mayo Clinic) cho rằng, chế độ tập luyện thích hợp và lối sống lành mạnh có ý nghĩa quyết định. Bác sĩ Mỹ lưu ý đến sự cải thiện đáng kể kết quả của VĐV kể từ thời gian sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Ngày nay các VĐV marathon vượt chặng đường 42km với tốc độ trung bình, còn các VĐV trước năm 1945 chỉ có thể đạt được với cự ly 10km.
Trước Chiến tranh Thế giới I, các VĐV chỉ tập ba hoặc bốn lần/tuần. Đến những năm 50 tập luyện hàng ngày đã trở thành chuẩn mực phổ biến. Nhà khoa học Mỹ đã dẫn thí dụ trẻ con ở Kenia và Ethiopia (những quốc gia sản sinh nhiều nhà vô địch thế giới trên các đường chạy) thường chạy bộ đi học và đến chiều về lại đá bóng. Tình hình kinh tế nghèo khó thúc đẩy nhiều thanh niên đam mê sự nghiệp thể thao và chế độ tập luyện cực nặng, và họ thường xuyên lên các vùng núi cao, nơi nồng độ oxy trong không khí thấp hơn hẳn dưới đồng bằng.
Theo Trí thức trẻ, bee.net.vn