WASHINGTON – Những khán giả tại Trung tâm Kenedy danh tiếng đang được mời đến dự một buổi biểu diễn ballet nhằm kỉ niệm một phong trào đã dẫn đến hàng trăm nghìn vụ giết người.
Trung tâm Kenedy
Chương trình ballet Quốc gia Trung Quốc đang diễn ra trong tháng Chín. Khoảng 22 đến 24 người phụ nữ của “Chi đội Đỏ” đã tôn vinh lịch sử của chiến dịch cộng sản cải cách đất ở Trung Quốc, trong khi che đậy sự thật của bạo lực bao phủ lên nó.
Năm 1931, Mao Trạch Đông, người đứng đầu vùng bị cộng sản kiểm soát, đã kí vào một chính sách cải cách ruộng đất mà nội dung là “Dựa vào các nông dân nghèo và người lao động thuê, làm đồng minh của tầng lớp nông dân trung lưu, khai thác tầng lớp phú nông và tiêu diệt địa chủ”.
Những năm tiếp theo của thập niên 1930, 1940 và trong những năm 1950, đã diễn ra hàng loạt vụ bạo lực quần chúng nhắm vào “kẻ thù giai cấp”: tra tấn, thiêu sống, chôn sống, đập phá và trộm cướp – một triều đại khủng bố được tạo nên để áp đặt ý chí chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên các ngôi làng trên khắp đất nước. Hàng trăm ngàn người đã bị giết hại.
Tiết mục số I và II của “Chi Đội Đỏ” biểu diễn tại Kenedy được đặt trước cảnh “Hồ Thiên Nga” và tiết mục được yêu thích của dân tộc Trung Hoa là “Sông Hoàng Hà.”
“Họ đã sử dụng màn kịch này để lừa người dân Trung Quốc, và giờ họ đang lừa người Mỹ,” theo ông Ngô Phàm, biên tập viên của China Affairs và là đồng tác giả của một bức thư ngỏ nhằm phản đối buổi diễn.
“Chúng là những kẻ trấn lột và tấn công những người giàu có, lấy tài sản của họ và phân chia lợi nhuận, và rồi chúng được miêu tả như những anh hùng,” ông nói trong một cuộc đối thoại qua điện thoại. “Người Mỹ sẽ không đứng về phía một đoàn ballet mà tạo nên vinh quang cho Hitler. Tại sao họ phải chấp nhận một thứ khiến Mao trở thành anh hùng? Cả hai đều là những kẻ giết người hàng loạt.”
“Chi Đội Đỏ” là một lá cờ đi đầu những vở kịch mang tính cách mạng của ĐCSTQ, nổi tiếng ở Trung Quốc bởi vì tám vở kịch trong số đó là những vở opera duy nhất được cho phép biểu diễn trong nước trong cuộc Cách mạng Văn hóa, từ năm 1966-1976. Nó nổi tiếng nhất vì được biểu diễn cho tổng thống Nixon khi ông đến năm Trung Quốc năm 1972.
Trong bức thư ngỏ gửi đến các phương tiện truyền thông, các chính trị gia, và Trung tâm Kenedy, nội dung bức thư cho rằng các buổi diễn là một phần của phương pháp tiếp cận toàn diện của ĐCSTQ đến các quốc gia phương Tây, nhằm che giấu sự thù địch và mong muốn một sự thống trị, trong khi kết hợp làm gián điệp, tuyên truyền và xâm nhập.
Những tổ chức đã kí vào bức thư bao gồm diễn đàn Washington, Liên đoàn Dân chủ ở Lào, và Phong trào Không Bạo Lực cho Nhân quyền ở Việt Nam – tất cả các nhóm phản đối chủ nghĩa cộng sản theo cách này hay cách khác.
Mục đích khiếu nại của các nhà hoạt động được các học giả lặp lại. Như Hình Lục, một học giả Trung Quốc, viết trong cuốn sách của cô: “Hận thù lan tràn vào opera hiện đại”. Theo như cô Hình Lục đã viết, thông điệp cơ bản của những vở opera này là những người được chỉ định là nhân vật phản diện phải bị loại bỏ thông qua cuộc đấu tranh bạo lực, do đó một xã hội mới mới được thành lập.
Những vở kịch mang theo ý nghĩa nuôi dưỡng một sự “hận thù sâu sắc đối với tất cả các kẻ thù giai cấp và tình yêu dành cho Đảng Cộng sản,” Hình Lục viết. “Chi đội Đỏ” là hình ảnh thu nhỏ của thể loại này. Nó tán dương tư tưởng cộng sản và tắm mình trong hận thù giai cấp.
“Chi đội Đỏ” được chuyển thể từ sự kiện lịch sử trong thời gian đầu những năm 1930, kể về câu chuyện một nạn nhân là một cô gái nông dân đã gia nhập đội ngũ phụ nữ trong quân đội đỏ của Trung Quốc và lật đổ những địa chủ ở đảo Hải Nam, ngoài khơi bờ biển phía nam Trung Quốc.
Nhà Hán học Simon Leys giải thích rằng những gì là cải cách ruộng đất, thực hiện tại các khu vực khác nhau từ những năm 1930 đến tận đầu những năm 1950, đã kéo theo việc: “Vào mùa thu năm 1951, 80% người Trung Quốc đã phải tham gia các cuộc họp ‘lời buộc tội của quần chúng’, hoặc phải xem các cuộc hành hình kiểu lynchings và những cuộc hành quyết trước công chúng,” ông viết.
Đám đông được dự kiến sẽ đồng thanh kêu la khi những cáo buộc được đọc lên. “Các nghi thức tàn nhẫn theo sau đó một lần nữa gợi nhớ đến cách làm của những kẻ giang hồ”, ông nói, với mục đích là để “đảm bảo có sự tham gia của cả tập thể trong vụ thảm sát những nạn nhân vô tội.”
Phiên bản “bình sơn xì” của một lịch sử như vậy, mà “Chi Đội Đỏ” đã dựa vào, đã đi từ tiểu thuyết thành ballet rồi thành phim và sau đó vào ballet theo ủy nhiệm của Giang Thanh, vợ của Chủ tịch Mao.
Giang là chiến lược gia của ngành nghệ thuật và người giám hộ của tư tưởng cách mạng ở Trung Quốc trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và bà ta muốn tự đảm bảo rằng những buổi diễn mang đầy đủ tính chất ‘đỏ’. Bà ta nhấn mạnh màu phấn má của vai nữ chính và ra lệnh đặt vải flan màu đỏ để may vạt cho cổ áo. Bà ta còn tạo ra một nhân vật đại diện cho Đảng làm vai chính trong vở kịch, nhằm đảm bảo rằng nó sẽ “trình bày một cách chính xác mối quan hệ giữa quân đội và nhân dân.”
Sự miêu tả những người phụ nữ tham gia vào bạo lực (ví dụ: trong vở kịch họ vận dụng súng và dao lớn, tích cực tấn công, và giết chết những địa chủ mà không tỏ lòng thương xót) đã nguyền rủa các khái niệm phổ biến về nữ tính ở Trung Quốc trong thời điểm đó.
Các học giả đã gợi ý rằng những hình ảnh như vậy có thể đã đóng góp một phần không nhỏ cho một nền văn hóa được nhìn thấy trong những phụ nữ trẻ của Đội Đỏ tràn lan trong suốt cuộc Cách mạng Văn Hóa, tra tấn và giết chết giáo viên của mình, lục soát nhà, và làm những điều hung hãn khác với những người bị gọi là “kẻ thù giai cấp”.
Cùng với diễn xuất ballet, kỹ thuật diễn xuất được lấy từ opera Bắc Kinh và các điệu múa dân gian Trung Quốc, và âm nhạc có ý nghĩa đơn giản và rõ ràng nhằm truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Những thông điệp đơn giản hóa cũng có những kết quả hữu dụng trong việc “thi hành sự thống nhất của những tư tưởng đặc trưng của…các xã hội độc tài”, Hình Lục viết trong cuốn sách của mình.
Những thông điệp đơn giản như vậy nhiều lần khoan vào tâm trí của người dân thông qua các buổi biểu diễn tương tự như “Chi đội Đỏ,” “vốn từ dần trở nên nghèo nàn, thế giới quan của người Trung Quốc dần trở nên hẹp hơn,” Hình Lục nói. Đặc biệt là khi ca hát đã trở thành tự động, lời bài hát và âm nhạc tạo ra một sức mạnh thôi miên lấy đi khả năng suy nghĩ”.
Theo một số học giả viết đã viết về những vở kịch như thế này, câu chuyện sẽ kết thúc khi những vai chính cam kết thực hiện theo phương châm của Mao rằng “quyền lực chính trị phát triển trên nòng súng”.
Vở kịch sẽ được biểu diễn trong nhà hát được đặt tên theo cựu tổng thống Dwight D. Eisenhower. Có lẽ tốt hơn cả là con người kiên quyết chống cộng sản này (cựu tổng thống Dwight D. Eisenhower. – người dịch) không ở quanh đó để phải nghe những điệp khúc “hệ tư tưởng Cộng sản là sự thật, Đảng dẫn đường” được hát trong nhà hát mang tên ông.
Theo TheEpochTimes