Thói quen ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Nhiều người có thói quen ăn tối muộn và tưởng rằng điều này vô hại. Tuy nhiên, thực tế, việc ăn tối muộn gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho cơ thể như ung thư dạ dày, tăng huyết áp, sỏi tiết niệu, tiểu đường,…
Tăng huyết áp: Ăn thịt nhiều không chỉ làm tăng “gánh nặng” cho dạ dày mà còn dễ gây tăng huyết áp. Nếu ăn chất xong rồi ngủ luôn sẽ khiến sự lưu thông máu chậm lại, rất nhiều máu sẽ được “gửi vào” các thành mạch, gây xơ vữa động mạch. Đột quỵ: Một nghiên cứu trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội châu Âu năm 2011 đã chỉ ra mối liên quan giữa thói quen ăn tối muộn và bệnh đột quỵ. Những người ăn tối muộn có nguy cơ bị bệnh đột quỵ cao hơn người bình thường. Nếu bạn ăn tối trước khi ngủ ít nhất hơn 60 phút, nguy cơ mắc bệnh đột quỵ có thể giảm 66%. Suy nhược thần kinh – ăn thức ăn quá nhiều vào bữa tối sẽ làm tăng gánh nặng cho ruột và dạ dày, nó gây áp lực rất lớn cho các cơ quan xung quanh. Các thông tin này sẽ được thông qua đến não. Khi”làn sóng phấn khích” lan truyền đến các bộ phận khác của vỏ não, nó sẽ làm cho mọi người bị lơ mơ, không tập trung. Điều này không chỉ làm cho mọi người cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài nó sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh. Tiểu đường: Ăn tối muộn cùng với ăn quá nhiều sẽ giảm lượng insulin sinh ra. Bình thường, đường trong máu được kiểm soát bằng insulin, nó có tác dụng làm giảm đường trong máu. Khi lượng insulin không đủ sẽ gây tăng đường huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường. Bệnh sỏi thận ghé thăm: Sau khi ăn từ 4-5 tiếng, hoạt động bài tiết nước tiểu bắt đầu hoạt động để thải 1 lượng canxi ra ngoài cơ thể. Khi cơ thể đã ngủ say, toàn bộ nước tiểu bị lưu vào niệu đạo, không kịp thời được thải ra làm hàm lượng canxi trong nước tiểu không ngừng tăng cao, ngưng đọng dẫn đến hình thành sỏi. Ung thư dạ dày: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo Nhật Bản, ăn tối quá muộn có thể làm tăng nguy cơ bệnh ung thư dạ dày cao 38,4%. Lý giải điều này, các nhà nghiên cứu phân tích đặc trưng của mô tế bào. Tuổi thọ của các mô tế bào thường rất ngắn, mỗi mô tế bào chỉ sống trong vòng 2 – 3 ngày. Quá trình thay mới mô tế bào trong cơ thể diễn ra liên tục, đặc biệt là vào buổi tối. Vì vậy thói quen ăn tối muộn sẽ khiến dạ dày phải làm việc liên tục, ảnh hưởng đến tiêu hóa và niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. |
Theo Lao Động