Tinh Hoa

Trái đất có vàng là nhờ các thiên thạch

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bề mặt Trái đất trở nên phong phú hơn với nhiều kim loại quý là nhờ va chạm với các thiên thạch.

Một nghiên cứu của ĐH Bristol đã xem xét một số viên đá lâu đời nhất trên Trái đất và chỉ ra rằng vàng được sinh ra nhờ những thiên thạch.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tờ Nature.

Vụ nổ của các thiên thạch cách đây khoảng 3,9 tỷ năm đã mang những kim loại quý tới Trái đất

Trong khi Trái đất đang hình thành, sắt chìm xuống phần giữa của hành tinh chúng ta, tạo thành lõi. Bất cứ kim loại quý nào trong hỗn hợp hành tinh cũng sẽ đi cùng kim loại này và tập trung vào lõi, để lại lớp vỏ không có các thành phần như vàng, bạch kim và osmium.

Tuy nhiên, đó không phải những gì mà chúng ta quan sát thấy. Sự thật là lớp vỏ silicat nhiều hơn vàng 1.000 lần so với dự đoán.

Một số nguyên nhân của sự phong phú này đã được đề xuất trong quá khứ, như thiên thạch đã sinh ra chúng, mặc cho cho tới tận bây giờ nó vẫn chưa được chứng minh.

Bằng cách đo đồng vị trong các viên đá gần 4 tỷ năm tuổi ở Greenland, nhóm các nhà khoa học đã xác định được thời gian xuất hiện vàng và liên hệ nó tới sự kiện “cuộc oanh tạc cuối cùng” – vụ nổ cuối cùng của thiên thạch cách đây khoảng 3,9 tỷ năm.

Trái đất được hình thành bởi hiệu ứng quả cầu tuyết cách đây 4,55 tỷ năm. Lõi sắt cùng hỗn hợp kim loại quý hình thành ngay sau đó, chỉ trong một vài triệu năm.

Các lý thuyết không thể giải thích được tại sao bề mặt Trái đất lại có nhiều vàng đến vậy Các lý thuyết không thể giải thích được tại sao bề mặt Trái đất lại có nhiều vàng đến vậy.

Sự tác động cuối cùng của một vật thể có kích thước bằng Sao Hỏa vào Trái đất đã hình thành nên Mặt Trăng và hoàn thiện việc hình thành hành tinh của chúng ta. Ở thời điểm này, vàng sẽ bị “mắc kẹt” trong lõi.

Lý thuyết Quặng vàng không thể giải thích lý do tại sao lại có nhiều vàng đến vậy trên bề mặt Trái đất.

“Tỷ lệ vàng và các kim loại quý khác rất khó để đo lường vì chúng tập trung vào các quặng. Chúng ta cần phải phân tích nhiều đá để có được các dữ liệu có ý nghĩa”, Tiến sĩ Matthias Willbold, người dẫn đầu nghiên cứu này, cho hay.

Vì thế, họ đã phát triển một phương pháp để nói về nguồn gốc ngoài hành tinh của vàng bằng cách sử dụng một nguyên tố hoàn toàn khác là vonfram.

Các nhà khoa học đã xem xét tỷ lệ của các đồng vị khác nhau trong những viên đá hiện đại và những viên đá cổ nhất ở Greenland.

Họ đã phát hiện ra một sự khác biệt nhỏ nhưng quan trọng trong tỷ lệ và chỉ ra rằng các viên đá hiện đại nhận được một lượng vonfram từ các thiên thạch giống như vàng.   Lần đầu tiên, nhóm các nhà nghiên cứu tới từ ĐH Bristol thành công trong việc đo lường vonfram trong đá cổ, nhưng cho tới thời điểm hiện tại, họ mới chỉ phân tích được các mẫu đá lấy từ Greenland.

“Chúng tôi hi vọng sẽ phát hiện nhiều hơn và xem xét trình tự thời gian cho một tỷ năm sau đá Greenland để thấy được cách mà vonfram đã phát triển một cách bất thường” – Tiến sĩ Willbold cho hay.

Ngô Nguyễn (Theo BBC)