Nó sẽ là một câu chuyện khác ở Trung Quốc
Nicholas Kristof và vợ là Wu Jiefang
Báo chí ở Trung Quốc hoàn toàn khác với ở Hoa Kỳ. Nói đúng ra, là không thể so sánh được. Tại Mỹ, một tờ báo được xuất bản, in ấn và cung cấp thông tin, nhưng ở Trung Quốc, nó làm điều tương tự, nhưng lại thiếu tính độc lập, trung thực, khách quan và cân bằng. Chính phủ Mỹ không sở hữu bất kỳ tờ báo nào và tất cả các tờ báo là các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc sở hữu tất cả các tờ báo nhằm mục đích tuyên truyền.
Sự khác biệt trong hệ thống thông tin này có thể có liên quan đến quan niệm về tư cách một người phóng viên. Ở Trung Quốc, việc trả tiền cho các phóng viên để họ viết tin tức theo một phong cách quảng cáo là rất phổ biến. Người ta có thể mua toàn bộ bố cục trang. Kết quả là, báo chí vốn nhằm mục đích để giám sát chính phủ và vạch trần các vụ bê bối, nhưng bản thân nó lại trở thành một phần của sự tham nhũng và bê bối ấy.
Ở Mỹ, các phóng viên được yêu cầu làm theo đạo đức nghề nghiệp nghiêm ngặt và các nhà báo là hoàn toàn kỷ luật tự giác. Thứ nhất, họ không trao đổi tin tức bằng tiền, thứ hai, họ không trả tiền cho tin tức – tất nhiên, ngoại trừ những báo giải trí lá cải.
“Mua bán tin tức vì tiền” lần đầu tiên được đề cập trong cuốn sách “Sự thức tỉnh của Trung Quốc”, viết bởi phóng viên Thời báo New York trụ sở Bắc Kinh là Nicholas Kristof cùng với vợ là bà Wu Jiefang (Sheryl WuDunn):
“Một nhà kỹ thuật quân sự cao cấp của Trung Quốc đã tìm được ông Kristof ở Bắc Kinh. Ông ta tuyên bố rằng ông ta có thông tin bí mật của Hải quân Trung Quốc và cố gắng bán nó cho phương Tây vì con của ông cần tiền để đi học. Ông Kristof nói rằng là một phóng viên, ông thực sự muốn có thông tin ấy, nhưng ông không thể trả tiền cho nó. Theo các nguyên tắc của nghề báo, thông tin mà xuất phát từ một cuộc phỏng vấn là tin tức, nhưng nếu bạn trả tiền cho nó, nó được gọi là tình báo. Không chỉ có bản chất của thông tin đã bị thay đổi, mà vai trò của người phóng viên cũng thế”.
Sau đó, người đàn ông Trung Quốc này đã đề nghị Kristof giúp ông ta liên lạc với Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ. Ông Kristof đã từ chối bởi vì đó là bất hợp pháp. Ông tôn trọng triệt để đạo đức nghề nghiệp của phóng viên tin tức, chỉ đưa tin những gì ông đã thấy và đã nghe, không để bản thân trở thành kẻ bất chính.
Ông Kristof cũng viết rằng một lần một người nông dân đã vay tiền để mua vé xe lửa để đến gặp ông ở Bắc Kinh. Người nông dân đã cung cấp cho ông thông tin nội bộ về việc địa phương đang sản xuất thuốc giả. Đối với một phóng viên Mỹ, một vé xe lửa là khoản tiền rất nhỏ. Ông Kristolf đã ngập ngừng một lúc, nhưng đã không cho người nông dân chút tiền nào. Cuối cùng, bà Wu Jiefang cảm thấy rất buồn cho người nông dân, nên bà đã cho ông ta tất cả trái cây và bánh quy trong nhà.
Là phóng viên báo chí, ông Kristof và bà Wu Jiefang rất rõ ràng về vai trò và quy tắc của các phóng viên. Họ xem những điều đó rất nghiêm túc và không bao giờ vượt quá giới hạn. Vì vậy, nếu đối tác muốn trả tiền và ảnh hưởng đến “tin tức”, thì phản ứng của các phóng viên Mỹ sẽ như thế nào?
Câu chuyện của Jiang Jing-Kuan biên tập viên tạp chí Time là một ví dụ điển hình. Ông là biên tập viên người Trung Quốc cao cấp nhất, đã từ Đài Loan đến học ở Mỹ những thập kỷ trước đây và làm việc cho tạp chí Time trong 40 năm. Một lần, khi tôi đến phòng biên tập của tạp chí Time, ông ấy đã kể tôi nghe một câu chuyện kỳ lạ về việc một lời mời từ Trung Quốc đã bị hủy bỏ như thế nào.
Ông Jiang đã nhận được lời mời từ Bắc Kinh đi du lịch Trung Quốc, với tất cả các chi phí đều đã được thanh toán sẵn. Ông rất phấn khởi và đề nghị giám đốc phê duyệt. Giám đốc bảo ông rằng ông có thể đi, nhưng tất cả các chi phí phải do tạp chí Time thanh toán.
Ông Jiang nghĩ rằng đó là tin rất tuyệt và đất nước Trung Quốc có thể tiết kiệm một số tiền. Sau khi ông nói với người Trung Quốc về việc ấy, họ đã hủy bỏ lời mời của mình. “Nếu ông không cho tôi trả tiền cho chuyến đi của ông, thì tôi sẽ không mời ông”. Điều đó khiến ông Jiang giật mình.
Sau đó, họ đã phân tích nó và tin rằng có một nghị trình bí mật ẩn sau lời mời của Trung Quốc. Người Trung Quốc muốn gây ảnh hưởng đến các phóng viên phương Tây thông qua “giải trí miễn phí” và hy vọng các nhà báo chỉ đưa những tin tức tốt lành, chứ không phải là những tin tức xấu. Nếu việc này xảy ra tại một tờ báo Trung Quốc, kết quả sẽ hoàn toàn khác hẳn. Ở New York, phó biên tập một tờ báo tiếng Trung Quốc nhận được lời mời đi du lịch Trung Quốc miễn phí. Sau khi nhận được lòng mến khách như vậy, người phó biên tập này thực sự thay đổi quan điểm của mình. Ông ta trước kia thường uống rượu và chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng sau đó, thay vì thế ông ta quay sang bảo vệ nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Tôn trọng triệt để các nguyên tắc và đi theo con đường chuyên nghiệp, các phóng viên Mỹ được hưởng 2 lợi thế quan trọng nhất – một hệ thống bảo vệ tự do ngôn luận và khả năng được trả lời phỏng vấn cho một công ty truyền thông tư nhân. Các công ty truyền thông này, với tài chính của bản thân mình, thuê các phóng viên giỏi để khai thác các thông tin giá trị. Hai điều kiện này, không hề được tuyên dương ở Trung Quốc, là mơ ước thậm chí đối với các phóng viên ở Đài Loan.
Tác giả: Cao Changqing
Dịch bởi: Yi Ming
Nguồn: Kan Zhong Guo/Tin 180