Nếu đã từng đến Trung Quốc, chắc hẳn bạn sẽ được trải nghiệm việc sử dụng đũa khi ăn uống. Nhưng sau khi đọc bài viết này, nó có thể sẽ không phải món đồ mà bạn muốn sử dụng để gắp thức ăn đưa vào miệng nữa.
Vào năm 2013, Hoàng Bột, ngôi sao điện ảnh nổi tiếng của Trung Quốc đã làm một thí nghiệm và cho đăng tải trên mạng xã hội Weibo. Anh lấy một đôi đũa dùng một lần, nhúng nó vào nước nóng và đây là kết quả:
Bát nước trong lập tức biến thành màu vàng, và có mùi lưu huỳnh bốc lên – thứ vốn được sử dụng để xử lý gỗ.
“Bạn có dám uống cốc nước này không? Việc ngưng dùng đũa sử dụng một lần không chỉ giúp bảo vệ môi trường và còn để bảo vệ bản thân chính chúng ta”.
Chỉ trong 1 ngày, bài đăng đã nhận được hàng trăm ngàn lượt like, và hơn 100.000 lượt chia sẻ. Tuy nhiên sau đó nó đã bị kiểm duyệt và xóa khỏi mạng weibo của Nhà nước Trung Quốc.
Nhưng thực ra đó chỉ là bề nổi của tảng băng. Dưới đây mới là lý do thực sự mà chúng ta cần chấm dứt sử dụng nó.
1. Chúng được làm tại các trại lao động cưỡng bức
Bằng việc tận dụng những mặt tối trong chính sách quản lý của ĐCSTQ về kinh tế, các công ty doanh nghiệp thường sử dụng lực lượng tù nhân tại các trại cải tạo lao động bởi mức chi phí vô cùng rẻ mạt. Với hàng triệu tù nhân trong các trại giam, không có gì là đáng ngạc nhiên khi một lượng lớn đũa được sản xuất tại đây.
Bốc Đông Vĩ, người từng bị ĐCSTQ kết án và tống vào tù 2 năm do theo đuổi tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn của mình (có nguồn gốc từ Pháp Luân Công, một một tu luyện bị ĐCSTQ đàn áp).
Sau khi trốn sang Hoa Kỳ vòa năm 2008, anh chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do về những cuộc sống tàn khốc mà mình đã phải trải qua trong trại.
Vĩ cho biết, những chiếc đũa xuất khẩu được làm trong những căn phòng nhỏ, chật chội. Không hề có quy trình vệ sinh sản phẩm, nguồn nước bị thiếu hụt và thường chỉ đủ sử dụng để uống. Những người như anh bị buộc phải làm việc hơn 10 tiếng/ngày.
“Tuần trước, tôi đã ở Washington D.C; khi tôi dùng bữa ở tầng dưới của Capitol Hill, tôi thấy họ sử dụng loại đũa tương tự.”
2. Quy trình sản xuất đũa mất vệ sinh
Điều kiện làm việc tồi tệ, nhân công bị bóc lột chỉ là 1 phần trong bức tranh đen tối này. Mặc dù ngoài bao bì ghi ‘đã được tiệt trùng ở nhiệt độ cao’ tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn ngược lại.
Điều tồi tệ không chỉ dừng lại ở việc những chiếc đũa được sản xuất bởi lực lượng lao động nô lệ mà chất lượng vệ sinh cũng vô cùng ô uế. Mặc dù chúng được đặt trong các bào bì ghi “Đã được tiệt trùng ở nhiệt độ cao”, nhưng sự thật không hề như vậy.
Vu Minh, cựu giám đốc của một nhà mày sản xuất quần áo tại thành phố Liêu Dương của tỉnh Liêu Ninh, người cũng từng bị ĐCSTQ kết án và giam giữ trái phép vào nhà tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công cho hay, do có nhiều người trong trại, phòng giam thì chật hẹp nên các đôi đũa bị ném vung vãi khắp sàn nhà, lẫn cả với phân và rác thải.
“Đôi khi tù nhân làm rơi chúng xuống hố bồn cầu, nhưng quản lý trại giam vẫn mặc kệ. Họ buộc phải nhặt đũa lên và đặt chúng vào giấy gói, vì không được vứt bỏ bất kỳ chiếc đũa nào, dù chỉ một.”
Ngoài các tù nhân chính trị, nhiều công nhân trong trại còn là những người nghiện ma túy, gái mại dâm và những người bị nhiễm các bệnh về da hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
“Họ không được thực hiện kiểm tra y tế. Không ai quan tâm nếu bạn bị nhiễm viêm gan hoặc giang mai; nếu bạn còn sống thì bạn vẫn sẽ phải làm việc cho họ (cảnh sát trại).”
Vào năm 2004, ước tính một hộp đũa có trị giá gần 1$ và một tù nhân có thể hoàn thành khoảng 3 hộp mỗi ngày. Với hàng triệu tù nhân trong các trại giam, đây là một khoản lợi nhuận khổng lồ.
3. Lượng lưu huỳnh dư trong các đôi đũa
Cách đây nhiều năm, hình ảnh những đôi đũa bị gãy mang hình ‘mặt khỉ’ bên trong đã khiến nhiều cư dân mạng không khỏi choáng váng. Đây là kết quả của việc dư lượng lưu huỳnh trong quá trình tẩy trắng đũa, và mắc kẹt trong các thớ gỗ.
Chia sẻ với tờ Nanchang Evening News, các chuyên gia kiểm định cho hay, các chất này khi tiếp xúc với nhiệt, chẳng hạn như nhiệt từ thực phẩm, phần lưu huỳnh còn dư sót lại trong đũa sẽ khiến cơ thể người mắc bệnh, ví dụ như rối loạn hô hấp. Chúng cũng góp phần vào việc hình thành các túi sỏi mật.
4. Ngay cả truyền thông của nhà nước Trung Quốc cũng cảnh báo về sự nguy hại của đũa dùng 1 lần
Sự nguy hiểm của loại đũa này phổ biến đến mức, ngay cả Đài truyền hình Trung ương (CCTV) và các cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ cũng phải đưa ra cảnh báo.
Ngoài việc tiết lộ về việc các hóa chất độc hại được sử dụng trong quá trình tẩy trắng, các phóng viên của đài CCTV còn phát hiện các công nhân thường dùng chân để lật đũa. Một số chiếc đũa bẩn đến mức tích tụ các vết mốc tối đen. Tuy nhiên, thay vì được loại bỏ, chúng vẫn được chuyển đi để tẩy trắng như nhau. Thậm chí ở một số nhà máy, hoàn toàn không hề có cái gọi là ‘quy trình khử trùng’.
5. Hãy nghĩ đến lượng cây bị chặt dùng để sản xuất đũa
Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang là một trong những nhà sản xuất và tiêu dùng đũa lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng Trung Quốc, hàng năm nước này tiêu thụ tới 80 tỷ chiếc.
Bách Quảng Tân, người đứng đầu Tập đoàn công nghiệp lâm nghiệp Cát Lâm Trung Quốc cho biết, một cái cây trồng mất 20 năm có thể được sử dụng để tạo ra khoảng 4.000 đôi đũa. Để cung ứng đủ 80 tỷ chiếc, mỗi năm cần phải chặt ít nhất 200 triệu cây. Đây thực sự là một sự lãng phí lớn.
Tờ Nhật báo Nhân dân cũng chỉ trích việc chặt phá như hiện tại sẽ làm mất đi cơ hội tái sinh rừng. Tuy nhiên các cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc coi thường thực tiễn, cho rằng đây là một phần của chế độ phát triển kinh tế điển hình của các nước đang phát triển. Hậu quả là các cánh rừng bị tàn phá không thương tiếc, dẫn đến hiện tượng lũ lụt, sa mạc hóa tăng nhanh cùng nhiều vấn đề nhức nhối khác…
Hạo Nhiên (theo The Epoch Times)