Chính quyền Trung Quốc cử hành đại lễ duyệt binh mừng 70 năm thành lập, Tập Cận Bình tổng duyệt đại binh, khí thế bừng bừng nhưng vẫn không lấn át nổi hiện thực khốc liệt cùng những “điềm báo” không may.
Ngày 1/10 vừa qua, Trung Quốc tổ chức đại lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh, trong đó có lễ duyệt binh hoành tráng với sự tham gia của 15.000 binh sĩ, hơn 160 máy bay và 580 vũ khí. Lễ kỷ niệm năm nay được đánh giá là có quy mô lớn nhất trong các hoạt động kỷ niệm quốc khánh ở Trung Quốc từ trước đến nay.
Có cư dân mạng so sánh, cũng vào đầu tháng 10 cách đây 30 năm tại Đông Berlin, nhân 40 năm Quốc khánh CHDC Đức 7/10/1989 đã diễn ra cuộc duyệt binh lớn nhất Đông Đức từ trước đến nay nhằm phô trương sức mạnh quân sự với nhiều vũ khí hiện đại, tối tân.
Nhưng cuộc duyệt binh hoành tráng chẳng thể giúp cho nước CHDC Đức tiếp tục tồn tại. Chỉ 1 tháng sau đó, ngày 9/11/1989 bức tường Berlin đã bị sụp đổ và dẫn đến sự tàn lụi hoàn toàn của chế độ cộng sản Đông Đức chưa đầy 1 năm sau.
Nhiều người cho rằng điều này không phải hoàn toàn không có “căn cứ”, bởi ngay trong đại lễ duyện binh mừng Quốc khánh 1/10 của Trung Quốc, đã xuất hiện rất nhiều điềm báo “tang tóc”, báo hiệu một tương lai chẳng lành cho cột mốc 70 năm thống trị của ĐCSTQ.
Điềm báo thứ nhất
Để chuẩn bị cho buổi diễu hành kỷ niệm 70 quốc khánh diễn ra êm đẹp vào ngày 1/10, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành rất nhiều biện pháp nhằm kiểm soát mọi thứ trong tầm tay từ việc kiểm duyệt người vào “nhà vệ sinh” cho đến việc yêu cầu người dân phải “sạch sẽ” trước khi vào Bắc Kinh, và thậm chí là kiểm soát luôn thời tiết.
Trước ngày 1/10, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa đã có chuyến thăm Cơ quan Khí tượng Trung Quốc và kêu gọi mọi sự hỗ trợ về khí tượng học để đảm bảo sự thành công cho các hoạt động xung quanh lễ kỷ niệm. Đây được xem như một “sứ mệnh chính trị” giao phó các chuyên gia thời tiết.
Ngoài ra, ĐCSTQ còn ban hành lệnh cấm hoạt động sản xuất ở khu công nghiệp, không cho phép xe tải vào thành phố,… Tuy nhiên, mọi kế hoạch đã “phá sản” khi sương mù xuất hiện dày đặc vào buổi lễ duyệt binh.
Điềm báo thứ hai
ĐCSTQ cấm người dân đốt pháo hoa tại Bắc Kinh vào thời điểm diễn ra đại lễ, thế nhưng cách đó 2000 cây số, họ đã khai hỏa tấn công bằng đạn thật vào người biểu tình ở Hồng Kông.
Tình hình bạo lực và đổ máu ở Hồng Kông đang leo thang. Một học sinh bị trúng đạn vào ngực và đang trong tình trạng nguy kịch, đây là phát súng giết người chứ không phải phát súng thị uy của người làm cảnh sát, bởi viên đạn nhắm vào trái tim người biểu tình.
Trong một bài báo có tiêu đề “Cuộc chiến chống lại toàn thể lãnh đạo Trung Quốc lần thứ tư”, tác giả Vương Hách viết: “Thế cục Hồng Kông chỉ cần duy trì ở tình trạng hiện tại, chỉ cần hành động bạo lực của cảnh sát không kích thích sự bùng phát, thì Tập Cận Bình vẫn là có lợi thế”. Thế nhưng, tình hình bạo lực ở Hồng Kông đã thăng cấp dẫn đến nổ súng giết người, Tập Cận Bình nay đã có chuyện để lo.
Điềm báo thứ ba
Cháy lớn ở Lư Sơn 3 ngày 3 đêm, Trung Quốc phong tỏa tin tức. Thông tin trên Twitter cho thấy, hôm 27/9, Lư Sơn ở Giang Tây được xem là “thánh địa cách mạng” đã phát sinh hỏa hoạn dữ dội, sau 3 ngày 3 đêm ngọn lửa vẫn chưa được khống chế.
Vào thời điểm vụ cháy diễn ra, mạng xã hội chính thức của Cơ quan Phòng chống Cháy rừng không xuất hiện bất kỳ tin tức nào liên quan. Tuy nhiên vào 9h40 tối 29/9, cơ quan này đưa ra thông báo ngọn lửa đã được dập tắt.
Có người nhận định: “Lư Sơn có liên hệ mật thiết với hoạt động chính trị của ĐCSTQ, nay Lư Sơn cháy lớn chẳng phải đại nạn thiêu đốt 70 năm ĐCSTQ, đây chính là thiên nhân cảm ứng (trời và người cùng một lòng)”.
Điềm báo thứ tư
Trước ngày 1/10, cuộc đàn áp những học viên Pháp Luân Công kêu oan vẫn tiếp diễn. Vào thời điểm Quốc khánh, hành động trấn áp gia tăng. Chiều 24/9, một học viên Pháp Luân Công cùng 2 người khác đến đồn cảnh sát Hồng Kông để bàn về kế hoạch cho hoạt động diễu hành ngày 1/10, nhưng ngay khi rời khỏi đồn cảnh sát, cô đã bị những kẻ lạ mặt bất ngờ tấn công vào đầu, máu tuôn không ngừng.
Điều này chỉ càng làm rõ hơn việc chính quyền ĐCSTQ từ trước đến nay vẫn được xây dựng trên máu và xác chết. Tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ vốn không phải là tội ác mà Tập Cận Bình khởi xướng, tuy nhiên nó vẫn diễn ra vào thời ông cầm quyền thì không thể tránh khỏi sự liên lụy.
Hiện nay, danh sách các quan chức bức hại Pháp Luân Công đệ trình lên chính phủ Mỹ đã có những phản hồi tích cực. Hôm 24/9, Liên Hiệp Quốc lên tiếng kêu gọi Trung Quốc cần có “nghĩa vụ pháp lý” đối với tội ác mổ cướp nội tạng người sống. Tương lai ĐCSTQ phải trả giá cho những tội ác của mình đã không còn xa.
Điềm báo thứ năm
Mao Trạch Đông sau khi chết, xác không được chôn xuống đất mà lại cho ướp tế ở quảng trường, thực tế đây là một biểu hiện của việc bị “trời phạt”. Bởi văn hóa truyền thống Trung Quốc có câu “nhập thổ vi an” (người chết rồi được chôn xuống đất thì mới được an nghỉ), câu nói này hàm ý rất sâu xa.
Bản thân Mao Trạch Đông khi còn sống đã giết người quá nhiều, vậy nên các cấp lãnh đạo Trung Quốc trước nay chỉ đến bái lạy xác Mao 10 năm một lần, và chỉ đúng vào dịp sinh nhật Mao. Thế nhưng, Tập Cận Bình lại lần đầu tiên nhân dịp kỷ niệm 70 năm của chính quyền ĐCSTQ, đã vào bái tế Mao Trạch Đông.
Cha con Tập Cận Bình vốn trước kia trong các cuộc vận động của ĐCSTQ đã bị hãm hại, bị gán nhãn phản cách mạng, đày đọa đến thân thể rữa nát. Cha Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân vì ủng hộ dân chủ, phản đối thảm sát Thiên An Môn mà trị trục xuất. Nay Tập Cận Bình bái tế Mao Trạch Đông, trước mắt người dân phải chăng đang “nhận giặc làm cha”, tôn sùng kẻ đã hủy hoại 5000 năm văn hóa huy hoàng của Trung Quốc.
Một chi tiết khác khá thú vị trong đại lễ duyệt binh đã được dân mạng chỉ ra. Trong một cảnh quay ghi hình Tập Cận Bình chỉ huy quân đội năm nay xuất hiện hai chiếc xe, một chiếc mang biển số VA01949, một chiếc mang biển số VA02019, trong đó chiếc biển số đuôi 1949 thì trống rỗng, chiếc 2019 chở một quân nhân, còn chiếc thứ ba gắn biển quốc huy và chở Tập Cận Bình.
Một nhà phân tích ở Hồng Kông nhận định, hai chiếc xe 1949 và 2019 cùng màu, được xếp đặt trước sau, lại đi bên cạnh hộ tống quốc huy, chẳng phải chính là thể hiện “70 năm cuộc đời” cầm quyền của ĐCSTQ. Người ta trước nay, sau khi chết rồi thì “năm mất” mới được đưa vào thông tin lý lịch. Nay trong đại lễ, Tập Cận Bình phải chăng sẽ là người đặt dấu chấm hết cho chính quyền ĐCSTQ?
Lại cũng có người phân tích, ĐCSTQ khởi sự vào năm 1949, nay chiếc xe 1949 không có người, vậy chẳng phải là đang chở u linh “công thần cõi trên” quan sát đại lễ, lại thêm bốn chiếc micro nhìn vào không khác hình ảnh bốn cây nhang không khỏi khiến nhiều người rùng mình.
Khẩu hiệu “Trời diệt ĐCSTQ” nay đã được giương cao tại Hồng Kông, những điềm báo là lời nhắc nhở cũng là cơ hội để Tập Cận Bình lựa chọn: Thuận ý trời và lòng dân, hay đi ngược lại xu thế bảo vệ những đồ tể Trung Quốc.
Khải Hoàn (Theo NTDTV)