Tinh Hoa

Triễn lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn (P2)

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tập luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc, tu luyện cả tâm lẫn thân. Môn tập luyện bao gồm những bài động tác chậm rãi, thanh thoát và bài thiền định. Nó rất dễ học, thú vị khi tập, và hoàn toàn miễn phí. Môn tập luyện dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn

 Môn tập luyện khởi đầu vào năm 1992 và nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc và nước ngoài qua việc truyền miệng. Không đề cập đến ảnh hưởng tích cực của Nó trong cộng đồng và toàn xã hội nói chung, các hiệu quả có ích của Nó trong việc nâng cao thể chất, tinh thần và sự lành mạnh về tâm hồn, là không thể nào phủ nhận được. Ngày nay, Pháp Luân Công được tập luyện bởi hơn 100 triệu người tại hơn 100 quốc gia. Sách của Pháp Luân Công đã được dịch sang hơn 30 thứ tiếng.

Vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động một cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã không ngừng nói lên sự thật về Pháp Luân Công và phơi bày tội ác của ĐCSTQ trong một nỗ lực không mệt mỏi nhằm kết thúc cuộc bức hại.

Đêm Vô Cùng

” Đêm Vô Cùng, ” tranh sơn dầu, bởi Chen Xiaoping, 30″x36″ (2005)

Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện tâm và thân. Ngoài việc tập những bài động tác, một đệ tử cần phải học Chuyển Pháp Luân, là quyển sách chính dạy việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, hằng ngày.

Một người tu luyện luôn luôn so sánh mình với những yêu cầu, đòi hỏi của các nguyên tắc của Pháp và luôn luôn tự nhìn vào trong và trừ dứt những khuyết điểm để nâng cao tâm tính của mình. Người mẹ trẻ trong bức tranh, trong khi bồng đứa con đang ngủ say, đã tìm thời gian để học các nguyên lý của Pháp. Nó nói lên được rằng cô ta tu luyện rất tinh tấn trong khi bận rộn với công việc hằng ngày của cô ta. Đây chính là ưu điểm của tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mà không tách rời người tu luyện với xã hội. Bức tranh toả ra một bầu không khí ấm áp và thanh tịnh.

Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles…/30/52606.html

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5345

“Kim Cương Bất Động”

Tranh Trung Quốc: “Kim Cương Bất Động” bởi Amy Lee (34in X 55in), 2004

Bản Tiếng Hán: http://www.zhengjian.org/zj/articles…/12/30293.html

“Đóa sen thắp sáng”

 

Chi tiết của tranh dầu “Đóa sen thắp sáng” bởi Chen Xiaoping (51in. X 51 in. )


[Ghi chú của nhà xuất bản: vào ngày 15-16 tháng 7, cuộc triển lãm tranh có tên “Lòng can đảm không bị lung lay” được tổ chức tại một hội trường triển lãm của tòa nhà Rayburn của Hạ viện của Quốc Hội Mỹ.
Cuộc triển lãm được tài trợ bởi hội Pháp Luân Đại Pháp tại Washington, D. C. Các tác phẩm nghệ thuật là những sáng tạo của các đệ tử Pháp Luân Công. Một vài những người họa sĩ này vẫn còn bị cầm tù một cách bất hợp pháp tại TQ. Sau 5 năm của cuộc bức hại tàn bạo, những đệ tử Pháp Luân Công này, cũng như là các họa sĩ, hy vọng dùng nghệ thuật để chuyên chở niềm vui của sự giác ngộ tâm hồn của họ sau khi luyện tập Pháp Luân Công, lòng can đảm không bị lung lay của các đệ tử, lòng kiên nhẫn theo đuổi những nguyên lý của vũ trụ – “Chân, Thiện, Nhẫn, ” và niềm tin vào công bằng cuối cùng sẽ chiến thắng tà ác. Mỗi họa sĩ có những nét đặc trưng riêng của họ. Họ cố gắng hết sức để dùng những kỹ năng vẽ truyền thống để đạt được những mục đích của họ. Lần lượt chúng tôi sẽ giới thiệu những tác phẩm của các họa sĩ này, những câu chuyện và ý niệm thể hiện đằng sau các tác phẩm nghệ thuật của họ, quá trình sáng tạo, và các kỹ xảo được sử dụng trong khi vẽ.

Người tường trình: Zhu Qingming, người tường trình cho Zhengjian/PureInsight Net

Zhang: Giáo sư Zhang Kunlun, nhà họa sĩ và điêu khắc

Người tường trình: Thưa giáo sư Zhang, ông là một trong những người tổ chức của cuộc triển lãm này. Xin ông vui lòng nói cho chúng tôi biết thêm về cuộc triển lãm này.
Zhang: Các đệ tử PLC là những nhà họa sĩ người mà đã tạo ra tất cả các tác phẩm được trưng bày tại đây. Một vài họa sĩ là những nhà họa sĩ có tài năng. Các đề tài của các tác phẩm này tất cả đều có liên quan đến Pháp Luân Đại Pháp.

Có 2 nguyên nhân cho cuộc triển lãm này. Lý do đầu tiên là, trong suốt cuộc đời của họ, các họa sĩ này đã tìm kiếm con đường thanh khiết và thanh bạch để bày tỏ mình qua tác phẩm nghệ thuật của họ nhưng đã không tìm thấy. Tất cả các trường nghệ thuật khác nhau trong xã hội ngày nay đang bị ảnh hưởng bởi đủ loại ý niệm và đã che dấu đi sự thanh khiết của các nghệ sĩ, cái thật của họ. Họ đã chỉ có thể có lại được những tâm hồn thanh khiết qua luyện tập Pháp Luân Công. Sau khi họ đã thanh lọc tâm hồn của họ, họ đã có thể giải phóng chính họ ra khỏi vô số những ý niệm và đã tìm thấy nhân dạng chính thực của mình. Chỉ khi đó họ mới có thể bày tỏ tất cả các bề mặt của họ những điều tốt đẹp lại đến rất tự nhiên. Những tác phẩm nghệ thuật này mô tả những điều kỳ diệu mà họ đã trải qua trong sự tu luyện của họ và miêu tả những kinh nghiệm mà họ và những đệ tử khác đã và đang gánh chịu trong suốt cuộc bức hại PLC tàn bạo. Đồng thời, những tác phẩm này cũng cho thấy tinh thần vững vàng của các đệ tử Đại Pháp trong việc bảo vệ những nguyên lý của vũ trụ, cũng như những kết thúc bi thảm của những thế lực tà ác khi chúng bị hủy diệt – những điều mà các đệ tử Đại Pháp có thể thấy trước mắt.

Cuộc triển lãm được chia làm 4 chủ đề: sự hòa hợp, nghịch cảnh, lòng can đảm, và sự công bằng. Cuộc bức hại không có căn cứ và không thể chấp nhận được. Các đệ tử Đại Pháp đã bày tỏ lòng can đảm bao la trong suốt cuộc bức hại. Phần cuối của cuộc trưng bày vẽ lên thế lực tà ác sẽ bị đưa ra tòa án của công chúng và những nguyên lý trời đất như thế nào; đó là điều tất nhiên sẽ xảy ra. Mọi người đang định vị cho chính mình. Đó là tại sao đệ tử Đại Pháp làm hết sức để giảng rõ chân tượng.

Nhà tường trình: Tôi tin rằng những ai xem cuộc trưng bày này sẽ có nhiều tác động về những điều này. Tôi đã chú ý thấy những người xem đến từ khắp mọi nơi, và cuộc trưng bày đã làm lay động họ rất lớn. Nhiều người trong số họ đã nói rằng họ muốn giúp đỡ các đệ tử Đại Pháp để chấm dứt cuộc bức hại này càng sớm càng tốt. Cuộc triển lãm này đã mang lại ý nghĩa thật to lớn.

Được dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/articles…/17/28221.html

Được xuất bản vào: Thứ 2, ngày 13 tháng 9, năm 2004

Bài liên quan: