Trong hơn 1 năm qua, vùng tập trung dân số “vành đai lửa Thái Bình Dương” (Pacific Ring of Fire) đã phát sinh ba trận động đất lớn. Đầu tiên là động đất 8,8 độ Richter tại Chi Lê ngày 27 tháng 2 năm 2010, sau đó là động đất 6,3 độ Richter tại New Zealand ngày 22 tháng 2 năm 2011, và mới đây là đại địa chấn 9 độ Richter tại Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, dẫn khởi sóng thần và rò rỉ hạt nhân.
Bởi vì ba trận địa chấn này phát sinh tại ba hướng khác nhau của vành đai lửa, đó là Đông Nam, Tây Nam và Tây Bắc, và chỉ riêng một trận địa chấn tại hướng Đông Bắc của vành đai lửa—bờ Tây nước Mỹ—là còn chưa phát sinh, nên rất nhiều chuyên gia đã cảnh báo cho dù là động đất theo chu kỳ hoặc ghi chép từ địa chấn tại bản khối vỏ trái đất ở Thái Bình Dương trong 2 năm gần đây thì việc bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ và Canada gặp địa chấn và sóng thần sẽ chỉ là vấn đề sớm hay muộn.
Trước kia, nhìn thấy cảnh cáo loại này, người ta chỉ coi là nghiên cứu học thuật đơn thuần và cách xa so với thực tế. Tuy nhiên giờ đây, sau đại địa chấn và rò rỉ phóng xạ ở Nhật Bản, cũng như cảnh tượng trong phim «2012» và rất nhiều kênh truyền thông đưa tin, hết thảy đều triển hiện chân thực trước mắt họ, người ta đều cảm thấy một loại ưu lo thực sự.
Con người có hai đặc tính lớn: một là “tiên nhập vi chủ” (cái gì vào trước sẽ làm chủ) và hai là “nhãn kiến vi thực” (điều gì thấy mới cho là thật). Phương thức tư duy của con người thường bị cục hạn bởi hai đặc tính lớn này. Tuy nhiên, những thiên tai liên tiếp tại Nhật Bản vừa qua đã khiến phương thức “nhãn kiến vi thực” đẩy lùi quan niệm “tiên nhập vi chủ” của người ta, khiến nội tâm con người chịu xung kích rất lớn.
Đối diện với đại tai nạn, bản tính kiêu ngạo của nhân loại bỗng chốc trở nên nhỏ yếu bất lực; các thành quả khoa học kỹ thuật được con người tôn sùng đã trở nên vô ích trước những trận ôn dịch; lòng tự hào về hiện đại hóa của nhân loại đã biến mất trước nỗi lo về thiếu lương thực. Thậm chí những người Trung Quốc với tâm lý hoảng loạn còn đổ xô đi mua muối để phòng nguy cơ phóng xạ.
Cầu sinh, cầu bình an là bản năng của nhân loại. Trước đại nạn, bất cứ thứ gì có vẻ có tác dụng bảo vệ là người ta chọn dùng, không phân biệt thật giả, chạy theo đám đông để đề phòng tai nạn.
Trên thực tế, việc con người trốn tránh tai họa là biểu hiện của một tâm thái phức tạp; rất nhiều người không biết cứu cánh thực sự ở đâu, hoặc làm cách nào để bảo vệ mình, họ chỉ cố gắng trấn an bản thân.
Điều đáng buồn là, nhân loại dường như đã hoàn toàn bỏ qua quan hệ giữa chính mình và thiên tai. Thiên tai xảy ra không phải để con người trốn tránh, để con người bịt tai, bịt mắt lại. Ngược lại, trước thiên tai, con người càng phải giỏng tai lên để nghe, và căng mắt ra để quan sát. Bởi vì thiên tai chính là tiếng nói của Trời, mang theo những thông điệp quan trọng khẩn cấp mà thiên thượng muốn nhắn nhủ nhân loại.
Vì thế mới nói, thiên tai không có gì đáng sợ, mà đáng sợ là con người bất ngộ trước thiên tai. Đặc biệt là nhân loại đang trong thời mạt thế đặc thù, bất ngộ Thiên ý cũng đồng nghĩa với làm ngơ trước cảnh tỉnh của thiên thượng; điều này cũng giống trong Đạo gia, người ta cho một “gậy cảnh tỉnh” vào đầu những đồ nhi bất ngộ.
Trong cuộc sống, khi bạn bịt tai trước lời nói của cụ già, thì nếu là gặp người hiền lành, cụ sẽ nói lớn hơn và lặp đi lặp lại: “Cháu hiểu chưa, nghe rõ chưa“.
Trở lại đề tài động đất lớn có thể xảy ra tại bờ Tây nước Mỹ, nếu như chúng ta thay đổi tư duy một chút thì sẽ rất dễ lý giải. Thử tưởng tượng ông Trời hướng về nhân loại mà nói thế nào? Chi Lê là câu thứ nhất, New Zealand là câu thứ hai, Nhật Bản là câu thứ ba. Nếu như nhân loại vẫn cứ giả câm giả điếc, thì rất có thể ông Trời sẽ hét to câu thứ tư, và lần này là tại bờ Tây nước Mỹ.
Trên thực tế, thiên thượng đã cấp cho nhân loại đâu phải chỉ ba câu nói ấy. Mấy năm vừa qua, trên bầu trời những ngôi sao nổ tung, trùng tổ không ngừng; dưới mặt đất thiên tai nhân họa liên miên; UFO, người ngoài hành tinh nhiều lần viếng thăm và tạo các vòng tròn trên ruộng lúa mỳ; rất nhiều lời tiên tri được phá giải, nghiệm chứng; tượng Thần rơi lệ, hoa Phật khai nở cùng nhiều dị tượng, v.v. mà nhân loại vẫn nhìn không rõ, ngộ không được. Ngộ hay không ngộ, cũng chính là con người có thể chiến thắng khảo nghiệm cực đại cuối cùng mang tính quyết định này hay không.
Tục ngữ nói: “Chưa thấy quan tài chưa rơi lệ, không đụng tường Nam chẳng quay đầu“. Nếu như thiên thượng hoán tỉnh không được con người, thì thiên tai cũng như cái pít-tông bị nén lại, nén vào không gian nhân loại, cuối cùng dồn con người vào bước đường cùng, đến khi ấy “rơi lệ” và “quay đầu” liệu có kịp nữa không?
Người ta thường nói, chỉ có ở trong tai nạn thì Phật tính con người mới có thể khôi phục lại. Hãy tự hỏi chính mình, chẳng lẽ đến khi bị dồn vào bước đường cùng thì chúng ta mới tỉnh ngộ hay sao? Mới minh bạch chúng ta vì điều gì mà làm người hay sao? Mới ngộ được chân lý “mạt thế phải tu hành” ư?
Điều khiến người ta dở khóc dở người chính là, chân ngôn có thể cứu mạng thì không chịu nghe, Thiên ý ẩn sau thiên tai thì không chịu ngộ, mà lại nghe theo câu bông lơn “ăn muối có thể ngừa phóng xạ”, khiến không ít người làm theo. Có thể thấy, chúng ta quả là có chút quá “con người” rồi.
Nói tới đây, tôi lại nghĩ tới một ca khúc, lời ca hát lên từ bi rằng:
“Đại nạn cùng giáng xuống,
Giàu nghèo cũng như nhau.
Vẫn còn một lối thoát,
Chân tướng tìm cho mau.”
Tác giả: Trương Kiệt Liên
Ngày đăng: 09-08-2011
Theo chanhkien.org