Tinh Hoa

Ai đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu?

Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã làm ảnh hưởng đến toàn thế giới. Nó đã khởi phát như là một tiềm năng rồi trở thành một thực tế trên khắp thế giới. Mức độ thiệt hại và nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này tương đương với sự suy thoái kinh tế lớn tại Mỹ vào khoảng thập kỷ thứ hai của thế kỷ trước.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng Tư năm 2009 tại Luân Đôn, thảo luận về những biện pháp giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu.(Ảnh: Peter Macdiarmid/Getty)

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm 75% trong khoảng hơn 6 tháng. Thị trường chứng khoán ở Hàn Quốc, Hong Kong giảm hơn 50%. Tại châu Âu, các thị trường chứng khoán ở Pháp, Đức và Anh đã giảm hơn 40%. Ai-Len và một vài nước khác đang trên bờ tiến đến sự phá sản mức độ quốc gia.

Tại Hoa Kỳ, một gã khổng lồ trong nền kinh tế thế giới, cũng phải gánh chịu sự sụt giảm 30% trên thị trường chứng khoán. Trước tình cảnh này, rất nhiều người đã không thể trả lời cho câu hỏi: Ai là người chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này, và ai là thủ phạm chính gây ra cuộc khủng hoảng này?

Nếu chúng ta nhìn nhận sự việc này theo khía cạnh đơn giản thì thật dễ dàng để thấy được rằng kẻ đáng trách là Hoa Kỳ. Nguyên nhân thật đơn giản: Hoa kỳ là quốc gia phát hành đồng đôla Mỹ; hơn một nửa những phiên giao dịch trên toàn cầu đang được thực hiện tại quốc gia này. Người dân Hoa Kỳ là người tiêu dùng trước thời hạn. Họ không xem việc tiết kiệm chi tiêu là vấn đề quan trọng. Quốc gia này sử dụng gần một phần ba nguồn năng lượng của thế giới. Hôm nay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ khu tài chính nổi tiếng Phố Wall. Còn ai khác nữa ngoại trừ Hoa Kỳ có thể được xem là kẻ khởi nguồn của  thảm hoạ này?

Liệu đây có phải là sự thật không? Chỉ khi chúng ta nghiên cứu sự việc này một cách nghiêm khắc, thì chúng ta sẽ phát hiện rằng cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu này được bắt nguồn từ việc dư thừa tiền tệ thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ được dẫn dắt từ việc vỡ bong bóng trong quá trình trao đổi những công cụ tài chính, chủ yếu là hàm phiếu. Nguồn gốc phiên giao dịch những hàm phiếu này đến từ việc đầu tư quá mức. Một nền kinh tế thực tế không thể tiếp tục mãi thu hút lượng tiền mặc dầu dòng tiền tệ toàn cầu chảy vào Hoa Kỳ đi nữa.

Vì lợi ích của mình, các công ty tài chính Hoa Kỳ đã phải cho rất nhiều nhóm người khác nhau vay vốn dưới đủ hình thức, còn không thì các ngân hàng và công ty tài chính sẽ bị thua lỗ. Các khoản tín dụng cho vay mua đất và mua nhà được ưa chuộng nhất và là phương thức cho vay an toàn nhất của tất cả các ngân hàng và công ty tài chính. Trước bối cảnh nguồn vốn dư thừa, các ngân hàng phải tiếp tục nới lỏng các điều khoản trong tín dụng cho vay mua nhà để có thể khuyển khích nhiều người vay hơn. Từ đó các ngân hàng có thể phát hành tiền.   

Những đòi hỏi thấp đối với việc cho vay tiền của ngân hàng dẫn đến sự thịnh vượng của thị trường bất động sản. Dưới điều kiện lãi suất cho vay cực thấp, rất nhiều người đã có thể sắm cho chính mình ngôi nhà mơ ước. Điều này dẫn đến giá nhà tăng cao vượt bậc.

Mặc dầu là thế, các giám đốc ngân hàng và công ty tài chính không hề ngu ngốc. Họ có thể dự đoán được hậu quả của động thái này. Mối quan tâm chủ yếu của họ là việc giảm thiểu rủi ro thua lỗ cho doanh nghiệp mình.

Thật là rõ ràng rằng phương án tốt nhất để giảm thiểu rủi ro là hình thức cho vay trái phiếu và ghi giấy nợ. Từ đó các ngân hàng tạo ra rất nhiều gói cho vay khác nhau và bán cho các doanh nghiệp tài chính. Khi đó rủi ro được chuyển từ ngân hàng sang các doanh nghiệp tài chính ở Phố Wall và vào tay những nhà đầu tư thế giới.   

Dòng tiền dư

Nhiều người có thể thắc mắc: Liệu các nhà đầu tư thế giới có ngớ ngẩn không? Phải chăng họ không biết rằng họ đang lấy cây gậy cuối cùng trong cuộc chơi này? Những nhà đầu tư, dĩ nhiên, không hề ngốc. Tuy nhiên, bởi vì việc dư thừa dòng tiền tron
g cộng đồng quốc tế, cho nên một lượng lớn các quỹ không còn nơi khác để đi. Nền kinh tế thật sự của thế giới đã bị bão hoà. Vậy họ sẽ dự định đầu tư tiền của mình như thế nào đây? Nếu tiền không được đầu tư, nó sẽ không thể tránh khỏi việc bị mất giá khi lạm phát. Ai sẽ sẵn sàng muốn nhìn thấy tài sản của mình đều đặn teo nhỏ lại? Do đó đầu tư tiền vào  các phiên giao dịch hàm phiếu tại Phố Wall là lựa chọn duy nhất của họ.

Vào thời điểm này, nhiều người sẽ phân vân rằng các nguồn vốn dư thừa này là từ đâu đến. Tại sao Hoa Kỳ lại phát hành nhiều tiền như vậy?

Nói một cách cơ bản, Chính phủ Hoa Kỳ thật ra đã phát hành rất nhiều đồng tiền tệ, nhưng đây không phải là chủ định đầu tiên của Chính phủ Hoa Kỳ. Để có thể giảm việc phát hành đồng đôla Mỹ, chính phủ đã liên tục xúc tiến thương mại toàn cầu và không ngừng đàm phán với Trung Quốc và nhiều quốc gia xuất khẩu thương mại tại châu Á. Tại những nước xuất khẩu thương mại châu Á này, các sản phẩm dư ra của họ đều được xuất khẩu sang Mỹ để đổi lấy  đồng đôla Mỹ, đặc biệt là vào thập kỷ trước. Trong thời kỳ này, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Mã Lai và thậm chí nước đang trên đà đang phát triển mới đây là Việt Nam cũng đều được xem là các đối tác xuất khẩu thương mại của Hoa Kỳ. Ưu tiên của họ là kiếm thật nhiều hơn nữa đồng đô la Mỹ.

Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn đồng tiền

Trong các quốc gia này, Trung Quốc là nước đặc biệt nhất. Quốc gia này có một chính sách mà chính phủ có thể kiểm soát hoàn toàn đồng ngoại tệ. Chính sách đã giới hạn một cách đáng kể việc kinh doanh các mặt hàng của Hoa Kỳ và việc tiến nhập của đồng đôla Mỹ vào Trung Quốc. Trung Quốc cũng là nước duy nhất trên thế giới đã tích luỹ được số lượng đôla Mỹ khổng lồ thông qua xuất khẩu thương mại để đổi lấy ngoại tệ.

Do đồng ngoại tệ không thể xoay chuyển ở Trung Quốc, chính phủ đã phải phát hành một lượng lớn đồng nhân dân tệ. Điều này tạo ra một hiện tượng dị thường: đồng nhân dân tệ trong nước bị mất giá nhưng ở nước ngoài thì lại tăng giá. Đồng thời, bởi vì hệ thống xoay chuyển tiền tệ, Trung Quốc không thể mang trờ về một lượng lớn đồng đôla Mỹ, mà chỉ có thể được giữ lại tại Hoa Kỳ.

Bởi vì Trung Quốc thiếu nhiều nhà quản lý đầu tư tài giỏi và chuyên nghiệp cùng với tình hình chính trị trong nước đầy rẫy nỗi sợ hãi và lo lắng, hàng nghìn tỷ đôla Mỹ dự trữ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu có thể phát sinh trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong nước. Vì thế chính phủ Trung Quốc đã không thể đầu tư dài hạn, hoặc không thể đầu tư vào những nền kinh tế bên ngoài. Sự lựa chọn duy nhất của họ là đặt những khoản dự trự đồng ngoại tệ khổng lồ này vào các doanh nghiệp tài chính ở Phố Wall cho việc đầu tư ngắn hạn, với mục đích là có thể lấy được tiền mặt vào bất cứ lúc nào.  

Các điều kiện xuất khẩu tại những nước châu Á khác cũng tương tự. Nhật Bản đã là một quốc gia với một nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên, để chắc chắn rằng dòng chảy của đồng Yên của đất nước mình không bị đè bẹp bởi đồng đôla Mỹ, cho nên chính phủ tiếp tục tiến hành nhiều loại chính sách và phương thức kiểm soát kinh tế để loại bỏ đồng đôla Mỹ ra khỏi đất nước. Trước những tình cảnh này, các quốc gia xuất khẩu trên thế giới tiếp tục giành lấy đồng đôla Mỹ.

Sản phẩm chi phí thấp

Một mặt, họ cung cấp cho người Mỹ những sản phẩm tốt nhất và chi phí thấp, nhưng cũng đồng thời một lượng lớn tiền cũng quay trở về thị trường tài chính ở Phố Wall. Việc tiến nhập của khoản dự trữ đồng đôla Mỹ khổng lồ này vào Hoa kỳ chắc chắn gây nên việc mở rộng và phát triển
trong giao dịch của các công cụ đầu tư của Hoa Kỳ. Nó sẽ lập tức khởi lên cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và rồi là cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế.

Không còn nghi ngờ gì nữa rằng đang có vấn đề trong hệ thống kiểm soát tài chính của Hoa Kỳ. Nhưng lỗ hỏng này không phải là nguyên nhân thật sự của vấn đề. Phương án thật sự để giải quyết và ngăn ngừa cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai là hướng đến giải quyết vấn đề căn bản đang ngăn chặn khả năng thanh khoản của những đồng đôla thừa thãi.  Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta nên tìm hiểu liệu tác nhân hàng đầu của cuộc khủng hoảng tài chính này có phải là Hoa Kỳ hay không. Thật là hiển nhiên rằng các quốc gia xuất khẩu thương mại là tác nhân tạo nên khả năng thanh khoản của những đồng đô la Mỹ dư thừa. Trong các quốc gia này thì Trung Quốc, hiện là chủ nhân của số lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ, rõ ràng là một trong những tác nhân có sức ảnh hưởng to lớn nhất.

Trung Quốc cũng như tất cả quốc gia châu Á vốn đang phụ thuộc vào xuất khẩu thương mại thực sự phản ánh vấn đề này. Khi một hệ thống bị sai lệch mà người ta không phản ánh lên nó, thì sẽ dấn đến một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Sự cảnh giác của người ta không nên chỉ tập trung vào duy nhất một điểm, mà nên quan sát tình hình một cách tổng thể. Thế giới chúng ta cần phải được cân bằng trên mọi khía cạnh. Nếu một mặt không được giữ cho cân bằng, thì hệ thống rồi sẽ không thể tồn tại được nữa. Biện pháp thật sự cho cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu này không phải chỉ là vấn đề của riêng Hoa Kỳ.

Tất cả quốc gia nên tự giải quyết vấn đề của mình một cách nghiêm túc. Trước tiên, việc Trung Quốc mở rộng nhu cầu trong nước và giải quyết các vấn đề trong nước là rất cần thiết. Nếu nền kinh tế của Trung Quốc được hoàn thiện, rất nhiều vấn đề kinh tế của thế giới sẽ được giải quyết theo. Nếu các quốc gia xuất khẩu thương mại có thể giải quyết vấn đề trong nước mình, thì nền kinh tế toàn cầu sẽ cân bằng và trơn tru. Khủng khoảng kinh tế sẽ được giải quyết.

Nếu chúng ta xét nó từ một góc độ khác: tại sao Hoa Kỳ là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế, lại phát sinh ít thiệt hại nhất? Từ phương diện này chúng ta cũng có thể thấy được rằng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại không tập trung vào Hoa Kỳ, mà lại nhằm vào các quốc gia xuất khẩu thương mại. Trung Quốc là quốc gia gánh chịu nhiều nhất. Việc sụt giảm trong thị trường chứng khoán và bất động sản của họ là tồi tệ nhất thế giới. Từ sự kiện này chúng ta có thể thấy rằng cốt lõi của vấn đề nằm ở đâu.

Bài viết của Cao An
Cao An là một nhà bình luận kinh tế và chính trị nổi tiếng người Mỹ

Theo Kan Zhong Guo