“Vạn Lý Trường Thành” là công trình kiến trúc nằm chính giữa, là tâm điểm, gây chú ý và đồ sộ nhất trong khu du lịch Đồi Mộng Mơ ở phố núi Đà Lạt – Lâm Đồng
Khi bước vào một khu du lịch nào đó, thường người ta tìm một cảm giác an lành, thư giãn, trút bỏ phiền muộn, nhất là trước thiên nhiên luôn tinh khiết và lãng mạn như phố núi Đà Lạt. Nhưng, nhu cầu bình thường kia chưa chắc mọi du khách đều có được khi mua tấm vé 30.000 đồng để vào khu du lịch có tên “Đồi Mộng Mơ”. Chính vị Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du Lịch Lâm Đồng Nguyễn Văn Hương cũng băn khoăn: “Liệu có mơ mộng được ở Đồi Mộng Mơ?”.
Khu du lịch Đồi Mộng Mơ vốn là công trình thuỷ lợi chính yếu được xây dựng từ năm 1978 để phục vụ tưới tiêu cho những khoảnh đồi trồng lơghim của nhà vườn ở bên dưới thuộc ấp Đa Thiện. Sau đó, năm 1992, người ta cho đắp tạc một con rồng lớn bằng bê tông cốt thép để phun nước tạo cảnh quan và khu du lịch Hồ Rồng ra đời từ đấy.
Từ năm 2003, khu đồi rộng 12 ha vốn thuộc sở hữu Nhà nước này được giao cho Công ty CP Du lịch Thành Ngọc thuê thời hạn 50 năm để nâng cấp thành một khu du lịch lớn, với tên gọi mới là Đồi Mộng Mơ và đi vào hoạt động độ cuối năm.
“Tự hào” về hình ảnh bảo vệ biên cương của nước khác!
Bên cạnh vài “sản phẩm” du lịch khác, hạng mục “Vạn Lý Trường Thành” là công trình kiến trúc nằm chính giữa, là tâm điểm, gây chú ý và đồ sộ nhất ở khu du lịch Đồi Mộng Mơ. Một khối lượng đá granite khổng lồ được đưa về để xây nên đoạn trường thành phiên bản trích nguyên mẫu từ Vạn Lý Trường Thành của nước láng giềng Trung Quốc, với vẻ hoành tráng đáng nể: vắt từ trên đỉnh đồi xuống thung lũng, từ ngọn đồi này sang ngọn đồi kia, với chiều dài đến 700 m.
Du khách vào Đồi Mộng Mơ muốn lên xuống buộc phải bước trên Vạn Lý Trường Thành.
Ở đầu cửa vào hai đầu thành, được khắc dòng chữ đầy “tự hào” về công trình thành luỹ ngăn chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc này của người Hán bên Trung Quốc xa xưa trước các dân tộc du mục bên ngoài (từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên đến thế kỷ 16): “Bất đáo Trường thành phi hảo hán”. Trên đoạn phiên bản trường thành, cũng có các ải (tháp canh) được xây nghiêm túc, bài bản, tỉ mỉ, với kiến trúc y chang mẫu thành bên Trung Hoa.
Trên các tháp canh là hình ảnh quân binh nhà Tần (triều đại góp phần quan trọng hoàn thiện Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa) oai vệ cầm đao kiếm đứng canh cẩn mật. Nơi bãi cỏ ở sườn đồi bên dưới còn bày một thế trận chiến binh, với vô số tượng quân binh, dũng tướng nhà Tần đang luyện tập, cầm quân, với hừng hừng gươm giáo, nón sắt, áo da, ngựa… trên mình được đúc bằng bê tông.
Nếu ngồi ở Đồi Mộng Mơ, ta sẽ nhận ra những dòng người đông đặc đi dạo chơi trên phiên bản Vạn Lý Trường Thành kia, vào những kỳ quốc lễ, hay vụ du lịch hè…, vì lối đi xuống bên dưới của khu du lịch chỉ duy nhất theo trường thành này. Điều kỳ lạ là ở đồi Mộng Mơ chỉ duy nhất có kỳ quan thế giới Vạn Lý Trường Thành nói trên, mà không có bất kỳ quan kiến trúc thế giới nào khác cho dù của Việt Nam hay các nước Âu, Mỹ, Phi, Á.
Nếu ngồi ở Đồi Mộng Mơ, ta sẽ nhận ra những dòng người đông đặc đi dạo chơi trên phiên bản Vạn Lý Trường Thành kia, vào những kỳ quốc lễ, hay vụ du lịch hè…, vì lối đi xuống bên dưới của khu du lịch chỉ duy nhất theo trường thành này. Điều kỳ lạ là ở đồi Mộng Mơ chỉ duy nhất có kỳ quan thế giới Vạn Lý Trường Thành nói trên, mà không có bất kỳ quan kiến trúc thế giới nào khác cho dù của Việt Nam hay các nước Âu, Mỹ, Phi, Á.
Để phụ hoạ cho bản sắc văn hoá thời phong kiến xa lắc của Trung Hoa, bên trên cổng vào “Vạn Lý Trường Thành” còn có khu người ta cho du khách thuê trang phục chốn hoàng cung nhà Tần, nhà Minh, nhà Thanh với giá 20.000 đồng/bộ cho một lần mặc vào chụp hình lưu niệm.
Nếu muốn thuê kiệu của vua quan của các “triều đình” này thì thêm 5.000 đồng cho một lần ngồi lên. Và kỳ dị hơn, quảng bá đậm đặc hơn cho văn hoá nước bạn, nơi đầu cổng vào khu du lịch này, người ta hình thành một cây “Tình yêu & Tài lộc” theo đặc trưng văn hoá Hán và bán cho du khách một đôi mảnh vải màu đỏ và trắng với giá 10.000 đồng để du khách viết ước nguyện rồi ném lên cây…
Giám đốc khu du lịch Đồi Mộng Mơ “né” khi phóng viên đề cập đến công trình “Vạn Lý Trường Thành”. Thế là phóng viên đã gặp và hỏi ông Trần Mến – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Du lịch Thành Ngọc, đơn vị chủ quản Đồi Mộng Mơ, cũng là một người gắn bó và am tường Đồi Mộng Mơ từ ngày đầu ra đời.
Thưa ông, sao lại xây khá nghiêm túc và kính cẩn phiên bản Vạn Lý Trường Thành ở TP Đà Lạt vốn là xứ sở du lịch nổi tiếng, đầy tự hào của người Việt Nam, nơi mà cả lịch sử xưa nay của nó hoàn toàn “vô nhiễm” trước Văn hoá Trung Hoa, và nếu có ảnh hưởng thì xứ này ảnh hưởng chút ít đô thị “Tây”, không gian văn hoá Tây, vì người Pháp khai lập ra TP Đà Lạt ?
Ông Trần Mến: Tiện địa hình đồi dốc thì chúng tôi xây thôi.
Ông Trần Mến: Tiện địa hình đồi dốc thì chúng tôi xây thôi.
Nhưng đó là tâm điểm, công trình kiến trúc có linh hồn chủ đạo của Đồi Mộng Mơ?
– Đó là cảm nhận của mọi người, tuỳ; chứ chúng tôi không nhằm thế. Chúng tôi không nghĩ ngợi “xa” vậy đâu. Cứ nghĩ tạo ra cái… đường đi lại thôi!
Nhưng đó là công trình niềm tự hào bảo vệ tổ quốc của người Trung Hoa, dân tộc khác, nước khác ?
– Nó là kỳ quan thế giới thì chúng tôi xây, phiên bản, để làm du lịch. Và cũng chẳng có luật pháp nào cấm chúng tôi không được xây chép một kỳ quan thế giới như thế đâu.
– Nó là kỳ quan thế giới thì chúng tôi xây, phiên bản, để làm du lịch. Và cũng chẳng có luật pháp nào cấm chúng tôi không được xây chép một kỳ quan thế giới như thế đâu.
Thưa ông, sao không là thành nhà Hồ, thành cổ Loa, thành Thăng Long, kinh thành Huế, thành Sơn Tây, thành Gia Định, và “lực lượng” quân binh hiện diện ở Đồi Mộng Mơ không là danh tướng, chiến binh mang hồn nước mình, của dân tộc Việt Nam ta, như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…, hay Quân đội Nhân dân Việt Nam?
…Thôi, tôi bận đi họp rồi!
Phóng viên bám tiếp để phỏng vấn thêm nhưng vừa đi, ông Mến vừa nài nỉ đừng nêu lên báo chí: “Từ từ chúng tôi sẽ xem xét lại chuyện ở công trình ấy”.
Phóng viên bám tiếp để phỏng vấn thêm nhưng vừa đi, ông Mến vừa nài nỉ đừng nêu lên báo chí: “Từ từ chúng tôi sẽ xem xét lại chuyện ở công trình ấy”.
Tự tình dân tộc, và sự tổn thương?
Rảo bước trên tường thành, ai có niềm yêu quê xứ, hiểu được nỗi khốn khổ của cha ông ở những thế kỷ phong kiến Bắc thuộc và nhạy cảm một chút thôi, sẽ cảm giác về một sự nằng nặng.
Trong lòng những người Việt lớn tuổi cũng lẫn lộn nghĩ suy khi bước trên “Vạn Lý Trường Thành”
Một số bác hưu trí theo đoàn tham quan dành cho người có công của tỉnh Bến Tre do Sở LĐ-TB-XH tỉnh này tổ chức tham quan Đà Lạt không cho phóng viên nêu tên cụ thể nhưng than vãn: “Sao người ta có thể tự hào về công trình chống xâm lược, bảo vệ đất nước của một nước khác nhỉ?!”.
Sinh viên Nguyễn Thị Phương Thảo, năm thứ hai Khoa Đông Phương, Trường ĐH. Đà Lạt: “Chẳng lẽ người ta bế tắc trong việc nghĩ ra sản phẩm phục vụ du lịch đến mức phải làm đau lòng bao người khác thế!”.
Một nhóm sinh viên khác của ĐH.Đà Lạt khi thấy tôi phỏng vấn du khách về “Vạn Lý Trường Thành” liền đeo bám theo để được lên tiếng. Sinh viên Phan Thành Nam, Khoa Công nghệ thông tin, khoá 34, đến từ Đắk Nông: “Việt Nam thiếu gì những thời kỳ hào hùng, chiến binh dũng liệt, sao người ta đổ tiền để tác tượng binh lính phong kiến nước khác làm cách thu hút du khách nhỉ, ngay tại nước mình! Tự hào chuyện của nước khác liệu có “vô duyên” (?), và nếu chính họ đến đây xem sẽ thấy chúng ta (người Việt Nam) thật… tội nghiệp cho ta quá!.
Thành Nam còn bảo rằng: “Đó là chưa nói, cho dù thế giới có xếp nó là di sản thì bao nhiêu triệu người lầm than, bần hàn cơ cực đã bỏ mạng oan nghiệt khi làm nên Vạn Lý Trường Thành đó, vào cái thời không có máy móc, cơ khí”. Thành Nam cho rằng nếu anh có tiền, là doanh nghiệp, chủ đầu tư ở đây, anh sẽ tạc quân binh của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, hay Nguyện Huệ… cho cô bác đến xem, chắc chắn cũng lạ, bán được vé. Thành Nam nêu chính kiến: “Tự hào đúng chỗ, đúng xuất thân, để khả dĩ tự hào”.
Cô gái đang đi cùng người yêu vào Đồi Mộng Mơ nhưng chọn cách ngồi trên cỏ chơi mà không muốn thành “hảo hán”, là nhân viên du lịch của resort Phương Nam ở Bình Dương tên Hồ Thị Thanh Huệ nhẹ nhàng: “Làm chi vậy không biết! Người ta đi xem Vạn Lý Trường Thành là xem, thưởng thức cái bạc phếch của quá khứ, màu thời gian, hơi thở thuở xa xưa nơi từng viên đá, lối đi, tường thành của di tích thật nào đó, tức phải đến tận nơi “đẻ” ra cái đó, chứ ai cảm nhận được gì từ cái “tường thành photocopy” này mà hồn nhiên xây tỉnh rụi thế!”.
Thanh Huệ bảo nếu muốn trân quí kỳ quan văn hoá của nhân loại thì phải là tập hợp những kỳ quan của nhiều nền văn minh, ở mọi nước, nhiều châu lục và làm mô hình nhỏ thôi, thì mới là “qui tụ” tinh hoa văn hoá để giới thiệu.
Còn anh Willy Nativel, người Paris – Pháp, như tiếc nuối: “Tôi đi du lịch khắp Việt Nam rồi, hiểu về Việt Nam cũng khá, tôi thấy đất nước các bạn di sản văn hoá độc đáo riêng có quá nhiều, sao không mô phỏng cái gì đó của mình để thu hút khách thập phương mà mô phỏng cái của người khác? Khách đến Việt Nam du lịch là để “biết” về Việt Nam, còn muốn biết thứ gì của nước khác họ sẽ đến nước đó”.
Hoạ sĩ Hoàng Anh ở Đà Lạt bảo xây “Vạn Lý Trường Thành” kiểu Đồi Mộng Mơ là “…mê muội, xuẩn dại, và dở hơi!”. Nhà giáo Nguyễn Văn Chức ở Trường ĐH.Đà Lạt bảo ông thấy “hơi xấu hổ, ngộ nghĩnh. Ai làm thế bao giờ!”.
Nhà giáo này còn trần tình là hai lần vì chiều con trẻ mà đưa vào đó cho biết nhưng khi nhìn trường thành kia là thấy “mình bị xúc phạm, tổn thương… tự tình dân tộc”. Ông nói rằng hai cháu bé nhà khi đã lớn hơn chút, gần đây đã bảo: “Bố đừng đưa con vô đó- Đồi Mộng Mơ- nữa. Con thấy họ đưa mấy con vật bị tật nguyền ra để cho con người thưởng thức, bán vé… mà đau đớn, vì sao cũng là kẻ tật nguyền, người hay thú đều là động vật như nhau (Đồi Mộng Mơ có một khu chuyên đưa dạng thú vật này ra cho khách xem-NV)!”.
Nhà chức trách nói gì ?
Nhà nghiên cứu văn hoá nổi tiếng ở Đà Lạt Nguyễn Hữu Tranh bảo một công trình như “Vạn Lý Trường Thành” ở Đồi Mộng Mơ chắc chắn sẽ gây sốc cho du khách Việt. Ông bảo với khách Âu, Nhật, Mỹ khi nhìn sẽ thấy “thật ngộ nghĩnh”, nhưng người Việt khó mà không gợi những tự tình dân tộc, niềm đau sâu kín.
Ông cho rằng gọi là phiên bản nhưng thật ra công trình này ở Đồi Mộng Mơ quá đồ sộ, uy nghi, tôn vinh thật sự Vạn Lý Trường Thành bên Trung Quốc; sự đồ sộ đã che chiếm không gian nhiều, phá vỡ giá trị êm ái của rừng thông quá lớn. “Tôi cho rằng một công trình lịch sử, đơn chiếc là một kỳ quan chống ngoại xâm của một nước khác như thế nó không cần thiết xuất hiện ở Đà Lạt và không ý nghĩa. Nói chung “hơi kỳ”… khi nó có thể xuất hiện!”- ông Tranh lập luận.
Quân binh nhà Tần canh giữ quan ải của “Vạn Lý Trường Thành”
Ông Tranh bảo chính ông cũng bị tổn thương khi nhìn tường thành cùng những quân binh phong kiến Trung Hoa đứng canh gác trên đó. Ông nói, đã là khu du lịch là nơi công cộng, vì vậy bất luận thế nào sản phẩm du lịch cũng phải hấp dẫn nhưng cần thiết phải có trách nhiệm là mang tính văn hoá, tính giáo dục trước hết cho chính xứ sở đó. Ông Tranh gợi ý: “Sao không mô phỏng trận bãi cọc của Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn ở sông Bạch Đằng, hay đội quân nông dân thần tốc của Quang Trung-Nguyễn Huệ và chiến trận huyền thoại Ngọc Hồi – Đống Đa…?”.
– Sao có thể chễm chệ phiên bản ngoại lai như thế tại một khu du lịch ở “Thiên đường du lịch Đà Lạt”, thưa ông ?
Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao-Du lịch Lâm Đồng Nguyễn Văn Hương: Không phải ở thời điểm hiện tại xuất hiện công trình này. Nó đã tồn tại lâu nay, từ gần 10 năm nay.
– Sao có thể chễm chệ phiên bản ngoại lai như thế tại một khu du lịch ở “Thiên đường du lịch Đà Lạt”, thưa ông ?
Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao-Du lịch Lâm Đồng Nguyễn Văn Hương: Không phải ở thời điểm hiện tại xuất hiện công trình này. Nó đã tồn tại lâu nay, từ gần 10 năm nay.
– Chúng tôi biết ông về lãnh đạo sở mới ba tháng nay. Nhưng hỏi thật, nếu hiện tại có một công trình như thế ở một khu du lịch nào đó trên địa bàn, trình lên sở VH-TT-DL ông có cho phép xây ?
– Nếu là anh (phóng viên), anh có chấp thuận?
Ông Hương nói rằng, đó (“Vạn Lý Trường Thành” ở Đồi Mộng Mơ) là “sản phẩm” của quá khứ, lỡ rồi. “Tôi nghĩ “sản phẩm” du lịch thông minh chỉ có thể là những sản phẩm phù hợp với không gian thiên nhiên nơi đó, địa danh, văn hoá nơi đó, tâm lý/tình cảm cộng đồng ở đó, mới bền vững, khách đến thú vị, đi luyến tiếc, có khả năng trở lại nhiều lần. Nên với Đà Lạt, sự hấp dẫn phù hợp chỉ là sản phẩm làm gia tăng giá trị thiên nhiên, mềm mại, thanh tao, thân thuộc… Còn ở công trình “Vạn Lý Trường Thành” kia, tôi nghĩ, có thể nhà đầu tư đã quá chủ quan khi nghĩ ra một “sản phẩm” như thế, chứ chưa chắc họ cố ý. Đã gọi là Đồi Mộng Mơ thì làm sao để bước vào đó con người ta có thể… mộng mơ kia chứ !”.
– Nếu là anh (phóng viên), anh có chấp thuận?
Ông Hương nói rằng, đó (“Vạn Lý Trường Thành” ở Đồi Mộng Mơ) là “sản phẩm” của quá khứ, lỡ rồi. “Tôi nghĩ “sản phẩm” du lịch thông minh chỉ có thể là những sản phẩm phù hợp với không gian thiên nhiên nơi đó, địa danh, văn hoá nơi đó, tâm lý/tình cảm cộng đồng ở đó, mới bền vững, khách đến thú vị, đi luyến tiếc, có khả năng trở lại nhiều lần. Nên với Đà Lạt, sự hấp dẫn phù hợp chỉ là sản phẩm làm gia tăng giá trị thiên nhiên, mềm mại, thanh tao, thân thuộc… Còn ở công trình “Vạn Lý Trường Thành” kia, tôi nghĩ, có thể nhà đầu tư đã quá chủ quan khi nghĩ ra một “sản phẩm” như thế, chứ chưa chắc họ cố ý. Đã gọi là Đồi Mộng Mơ thì làm sao để bước vào đó con người ta có thể… mộng mơ kia chứ !”.
– Với tư cách đứng đầu ngành văn hoá và du lịch của địa phương, ông sẽ phải lèo lái “cục gân” Vạn Lý… kia ra sao?
– Tôi sẽ trực tiếp làm việc với họ; phân tích thiệt hơn, gợi ý cho họ vỡ ra, tự thấy sự cần thiết, lợi ích lâu dài, để đi đến phải khắc phục sao cho phù hợp với đặc thù Đà Lạt, lòng người. Kỳ quan kiểu đó… hơi kỳ !
– Tôi sẽ trực tiếp làm việc với họ; phân tích thiệt hơn, gợi ý cho họ vỡ ra, tự thấy sự cần thiết, lợi ích lâu dài, để đi đến phải khắc phục sao cho phù hợp với đặc thù Đà Lạt, lòng người. Kỳ quan kiểu đó… hơi kỳ !
Ông Hương cho hay sở này vừa có văn bản yêu cầu Công ty CP Du lịch Thành Ngọc báo cáo rõ ràng toàn bộ “hồ sơ”, quá trình ra đời, xây dựng, và cả “quan điểm”… khi tạo ra phiên bản Vạn Lý Trường Thành kia, trong thời hạn 5 ngày.
Tuy nhiên, khi tìm gặp lãnh đạo Sở Xây Dựng Lâm Đồng, tân trưởng Phòng Quản lý Qui hoạch – Xây dựng của sở này, Kiến trúc sư Trần Đức Lộc, cho biết: “Nơi đã mọc lên công trình “Vạn Lý Trường Thành” kia, theo qui hoạch tổng thể mà sở nắm chỉ cho là đường đi nội bộ nhỏ, không được xây dựng lớn”.
– Nghĩa là công trình bằng đá hoành tráng, đồ sộ kia mọc lên, không có phép tắc, cất “chui” ?
Ông Lộc không nói thẳng, chỉ bóng gió rằng nguyên tắc là: khi thực hiện (chủ đầu tư) qui hoạch tổng thể, nếu có điều chỉnh trong việc thiết kế hay xây dựng thì phải xin chủ trương, và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xem xét lại. Nhưng ở dự án khu lịch Đồi Mộng Mơ việc thẩm định lại bản điều chỉnh thiết kế/xây dựng không có, tức “Sở không được biết đến có một công trình “Vạn Lý Trường Thành” như kia ra đời”!
Lẫn lộn nhiều suy nghĩ trong những người trẻ đi qua “Vạn Lý Trường Thành” ở Đồi Mộng Mơ
Một góc khu vực bầy quân binh phong kiến nhà Tần của Trung Hoa
Theo Nguyễn Hàng Tình (Lâm Đồng Online)