Vật lý lượng tử có thể chứng minh được sự tồn tại của cuộc sống sau khi chết (afterlife). Nhà khoa học Robert Lanza nói, theo thuyết Vị sinh trung tâm (biocentrism) thì cái chết là một ảo ảnh do ý thức tạo nên.
Theo Các nghiên cứu về ý thức là đề tài vô cùng cuốn hút trong thập kỷ qua bởi chúng ta đã bắt đầu nhận thức rõ hơn bản chất thực sự của thế giới, và khi ước muốn khám phá bản thân trở nên mãnh liệt hơn, chúng ta không thể đứng ngoài cuộc nữa.
Giáo sư Robert Lanza cho rằng sự sống tạo nên vũ trụ chứ không phải ngược lại. Lanza không lạ lẫm gì với các ý kiến phản biện quan điểm này của ông. Ông đã tiến hành các nghiên cứu về tế bào gốc và tế bào nhân bản trong một thập kỷ qua, và với cuốn sách mới Biocentrism của mình, ông còn thu hút nhiều ý kiến phản biện hơn nữa. Mặc dù các ý tưởng của ông mang tính tiên phong, song chưa đạt được sự đồng thuận khi mà giới khoa học hiện nay vẫn có xu hướng phản bác việc thay đổi và những ý tưởng mới.
“Điều này có nghĩa là không gian và thời gian không tồn tại dưới dạng tuyến tính như chúng ta nghĩ và ông sử dụng thí nghiệm khe Young để minh họa cho luận điểm của mình.”
Theo nghiên cứu của Lanza, nếu không gian và thời gian là phi tuyến tính thì cái chết cũng không thể thực sự tồn tại.
Cuốn sách Biocentrism
Khi những ý tưởng này xuất hiện, chúng thường đến từ trực giác rồi sau đó được tiến hành chứng minh bằng khoa học. Cá nhân tôi thấy chúng ta tập trung quá nhiều vào việc suy luận dựa trên bằng chứng khách quan vốn là chức năng của bán cầu não trái mà quên mất một thế giới tồn tại ngay bên cạnh nó. Chúng ta tự tách mình khỏi chức năng của bán cầu não phải để có thể nhận định vấn đề khoa học.
Đây chính là một trở ngại lớn nhất khiến ta tự tước đi khả năng mạnh nhất của chính mình, đó là bán cầu não phải với chức năng trực giác bị bỏ qua một bên. Lối mòn tư duy vốn giúp chúng ta nhận ra các khám phá khoa học đáng kinh ngạc cũng có thể khiến ta mắc kẹt trong những ảo ảnh của khoa học nếu chúng ta không sẵn sàng thay đổi. Chúng ta lãng quên chức năng trực giác vì chúng ta bị bao bọc bởi những giới tuyến do y học và khoa học tạo ra.
Một số người cứ bám chặt vào lối tư duy cũ trong khi những người khác quan sát những gì vẫn luôn diễn ra ngay trước mắt chúng ta, bằng cách không chỉ tư duy bằng bộ não (mà bằng cả con tim). Điều đáng lưu ý là dù rằng những ý tưởng này khá vững chắc và được biết đến từ lâu nhưng văn hóa hiện nay vẫn chưa thể chấp nhận chúng.
Trong 100 năm qua, chúng ta đã có nhiều khám phá khoa học mang tính đột phá về hệ tư tưởng. Nhiều khám phá làm lung lay cách thức chúng ta vẫn nhìn nhận thực tiễn, thậm chí có những khám phá còn có vẻ như khoa học viễn tưởng.