Một đập thủy điện ở Trung Quốc xả lũ bất ngờ khiến thành phố Lệ Thủy bị chìm trong biển nước.
Mưa lớn từ ngày 18 đến ngày 20 đã khiến mực nước trên sông Âu Giang ở thành phố lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang tăng cao.
Ngày 20, đập thủy điện Khẩn Thủy Than bất ngờ xả lũ khiến thành phố Lệ Thủy gần đó bị ngập sâu khoảng 4m.
Vào ngày 21/8, hàng nghìn người dân đã biểu tình trước tòa nhà của chính quyền địa phương để phản đối “người gây ra thảm họa” và yêu cầu được bồi thường.
Cho tới nay, chính quyền địa phương không những phớt lờ yêu cầu trên mà còn tiến hành đàn áp các cuộc biểu tình của người dân.
Vào buổi chiều, người dân cầm khẩu hiệu “Chính Quyền Vô Tâm Trước Sinh Mạng và Tài Sản Của Người Dân – Xả Lũ mà không Báo – Phải Có Trách Nhiệm”; hay “Đây Không Phải Là Lũ Lụt. Không Phải Là Sóng Thần. Thành Phố Lệ Thủy Bị Chìm Dưới Nước Vì Sự Vô Trách Nhiệm Đối Với Sinh Mạng Và Tài Sản Của Người Dân. Đây Là Thảm Họa Nhân Tạo”.
Vào buổi tối, hàng nghìn người dân phong tỏa các con đường dẫn đến Cầu Thủy Đông. Tuy nhiên, họ đã đụng độ phải cảnh Sát và Lực lượng đặc nhiệm.
Ông Vương, người dân ở thành phố Lệ Thủy, nói rằng “các bạn của ông đã tham gia cuộc biểu tình. Họ nói với ông rằng có tới 20 nghìn người. Sau đó, cảnh sát đến và đàn áp những người biểu tình. Nhiều người đã bị thương”.
Cảnh báo?
Thời báo Epochtimes dẫn lời ông Vương, một trong số những người bị thiệt hại nhiều của cải nhất, cho biết: “20 xe ô tô trong xưởng của tôi đã bị hư hỏng hoàn toàn do nước. Thiệt hại ít nhất khoảng 1 triệu Nhân Dân Tệ (khoảng 3,5 tỉ VND)”.
Ông Vương cho biết thêm “Đã không có bất kỳ thông báo nào bởi vì điện thoại là bằng chứng sống”. Tới 10 giờ sáng ngày 20/8, ông mới nhận được tin nhắn qua điện thoại và phải tới 7 giờ tối cùng ngày vợ ông mới nhận được thông báo tương tự.
Ông nói: “Chính quyền đã làm một việc ghê tởm”.
Đài truyền hình địa phương ở tỉnh Chiết Giang đã đưa tin khác. Vào tối ngà 20/8, Truyền thông nhà nước đưa tin Phó thị trưởng Nhậm Thục Nữ phát biểu trên TV rằng đập thủy điện đã xả nước vào vào 6 giờ và 10 giờ cùng ngày.
Các quan chức nói rằng, trước khi xả nước, chính quyền đã thông báo rộng rãi trên TV và Internet. Và trong quá trình xả nước, có hơn 370 nghìn cảnh báo đã được gửi đi.
“Mất tất cả”
Cô Khoan, người sống gần cầu Thủy Đông tức giận nói: “Chính quyền này thật tồi tệ. Phải có kết hoạch chu toàn để xả nước chứ. Tại sao không có lấy một thông báo? Hiện giờ tôi đã mất tất cả. Tôi không biết phải sống sao bây giờ?”
Thời báo Epochtimes dẫn lời cô Khoan nói, 3 xe ô tô trong gara của cô đã bị phá hỏng. Từ tầng hầm cho tới tầng ba trong siêu thị của cô hoàn toàn ngập trong nước. Tầng một là nơi cô sinh sống cũng chìm trong nước.
Toàn bộ những gì cô kiếm được trong 10 năm qua đều mất hết. Cô nói rằng cô không nhận được bất kỳ thông báo nào của chính quyền.
Vào khoảng ba giờ sáng ngày 20/8, nước dâng cao 1m gần nơi cô sống. Cô đã cố gắng cứu tất cả của cải để chạy tới chỗ cao hơn, nhưng lực bất tòng tâm.
Khoảng 10 người trong số họ bị mắc kẹt trên ban công. Cô đã cố gắng gọi đội cứu hộ đến, nhưng mọi yêu cầu của cô đều bị từ chối, và họ nói rằng “đứng trên ban công không có nguy hiểm gì”.
Mãi cho tới tối ngày 20/8, hai đứa con của cô mới được những người hàng xóm cứu giúp bằng thuyền cứu sinh. Tất cả các thành viên còn lại trong gia đình phải đứng trên tòa nhà hai ngày liên tiếp.
Cô Khoan nói “tôi quá tức giận, tôi không có lời nào để nói. nếu họ không cứu chúng tôi, thì ài sẽ cứu chúng tôi đây?”.
Nhiều người dân khác sống sót nhờ đứng trên nóc các tòa nhà cho biết, nơi của họ đều bị ngập sâu tới 4m và tài sản bị mất là không tính đếm được.
Ông Vương còn nói rằng, không có một thông báo nào được đưa ra trước đó. Thậm chí, sau khi xả nước chính quyền địa phương cũng không đoái hoài gì đến sinh mạng và tài sản của người dân.
Theo Epochtimes