Vũ khí hóa học là loại vũ khí sử dụng chất hóa học (thường là chất độc quân sự) gây tổn thương, nguy hại trực tiếp cho người, động vật và cây cỏ. Vũ khí hóa học là một trong những loại vũ khí hủy diệt lớn gây chết người hàng loạt.
VX là một trong những vũ khí hóa học đáng sợ nhất mọi thời đại. Anh là quốc gia đầu tiên phát triển chất độc thần kinh trên tại phòng thí nghiệm Porton Down vào những năm 1950. VX được xếp vào loại vũ khí hóa học gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.
Loại vũ khí này không mùi, không vị ở dạng nguyên chất. Khi ở dạng lỏng, VX có màu nâu. Trong thời tiết bình thường, VX rất chậm bay hơi, có thể khuyếch tán, tồn tại trong nhiều ngày. Nếu thời tiết lạnh, nó có thể tồn tại trong nhiều tháng. Nếu người nào tiếp xúc với loại vũ khí hóa học nguy hiểm này thì chỉ sau vài giây sẽ cảm nhận được ảnh hưởng của nó như đau tức ngực, suy tim… và có khả năng tử vong ngay lập tức khi tiếp xúc qua da. VX có thể bốc hơi khỏi quần áo trong vòng một tiếng rưỡi sau khi tiếp xúc.
Vũ khí hóa học được sử dụng gần đây nhất – Sarin. Vào tháng 9/2013, Liên Hiệp Quốc xác nhận đã xảy ra một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học sarin ở vùng ngoại Syria. Sarin (còn được gọi là GB) là một chất độc thần kinh đặc biệt nguy hiểm. Đức đã phát triển sarin vào năm 1938 khi nghiên cứu thuốc trừ sâu.
Nạn nhân chỉ cần tiếp xúc phải một lượng nhỏ sarin cũng khiến người trưởng thành, khỏe mạnh tử vong ngay lập tức. Nó là một chất lỏng không màu, không mùi khi ở trong phòng nhưng sẽ bốc hơi nhanh chóng khi bị đốt nóng. Sau khi khí sarin được phát tán, nó sẽ nhanh chóng lây lan ra môi trường xung quanh và trở thành mối đe dọa chết người ngay ngay lập tức
Vũ khí hóa học phổ biến nhất – khí mù tạt. Phát xít Đức đã “khai sinh” ra loại vũ khí chết người này. Khí mù tạt còn được biết đến là mù tạt lưu huỳnh. Nó có khả năng làm rộp da, gây ra những vết bỏng hóa học trên da, mắt và phổi.
Khí mù tạt có thể gây chết người. Đối với những trường hợp nhẹ hơn, chất độc hóa học này sẽ khiến nạn nhân trở thành người tàn tật, mắc bệnh ung thư hoặc mù vĩnh viễn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Mỹ, khí mù tạt có thể tồn tại trong môi trường suốt nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
Vũ khí hóa học nguy hiểm nhất – Phosgene. Lần đầu tiên nó được sử dụng kết hợp với khí clo vào ngày 19/12/1915. Khi đó, Đức đã thả 88 tấn khí độc trên xuống nơi đóng quân của quân đội Anh. Hệ quả là 120 người tử vong và 1.069 người bị thương, ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong chiến tranh thế giới 1, Phosgene đã gây ra số lượng thương vong khủng khiếp, chiếm tới 80% trường hợp tử vong do vũ khí hóa học.
Phosgene (carbonyl Chloride (COC12) là loại khí không màu, gây ngạt thở, xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, gây phù phổi cấp. Hóa chất này cũng được dùng trong sản xuất công nghiệp để sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
Vũ khí hóa học nguy hiểm chết người nhất trong chiến tranh là khí Clo. Đây là loại vũ khí hóa học nguy hiểm được sử dụng ngay cả trong mùa đông lạnh giá do nó có khả năng sát thương kinh hoàng. Quân Đức là lực lượng đầu tiên sử dụng khí Clo như một vũ khí hóa học khi tham gia trận chiến ở Ypres ngày 22/4/1915 trong Chiến tranh thế giới 1.
Sử dụng hàng ngàn bình khí clo, quân Đức đã tiêu diệt toàn bộ 2 sư đoàn của Pháp và Algeria. Nạn nhân khi tiếp xúc với khí Clo sẽ bị đau nhói phía sau của cổ họng và ngực. Clo có thể phản ứng với nước trong niêm mạc của phổi để tạo thành axit clohydric – một chất kích thích có thể làm chết người. Khi đó, nạn nhân cảm giác như mình đang bị thiêu cháy.
Theo Kienthuc