Tinh Hoa

Những cây cổ thụ “thọ” nhất thế giới

Khi bạn đi bộ lướt qua một cái cây, rất có thể là bạn vừa đi qua một thực thể đã chứng kiến biết bao sự kiện trong lịch sử của loài người.

10. Cây Llangernyw Yew (ở Wales, Mỹ)

Đây là một cây thủy tùng mọc trong khu nhà thờ Llangernyw, Wales, Mỹ. Phần lõi của thân cây đã chết từ lâu, hiện tại các thân cây lớn mọc tách ta từ thân cây cũ, tuy nhiên thực chất chúng vẫn là một tổng thể thống nhất từ cái cây ban đầu. Và rồi những thân cây mới lại tiếp tục phân ra những thân cây khác. Tất cả những thân cây này đều có chung một bộ rễ. Chính vì sự phân tỏa này khiến người ta khó lòng đo được chu vi của thân cây này. Nhưng tổng chu vi của các thân cây xung quanh vào khoảng hơn 10 mét.

Rất khó để tính chính xác được tuổi của các cây thủy tùng bởi vậy nên tuổi của chúng thường chỉ theo ước tính. Cây thủy tùng Llangernyw Yew này vào khoảng 4.000 – 5.000 năm tuổi và là một trong những cây “già” nhất còn tồn tại cho đến nay, đặc biệt là nó càng ngày càng phát triển lớn hơn.

Cây thủy tùng thường mọc rất thẳng, gỗ rất chắc khỏe, bền, dễ tạo kiểu dáng và đó là một trong những loài cây cho gỗ tốt nhất. Ở Anh, người ta thường sử dụng gỗ của cây thủy tùng để chế tạo cung tên.

Người ta cho rằng cây Llangernyw Yew vẫn còng sống sót cho đến ngày nay một phần bởi nó sống trong khu nghĩa trang nhà thờ được thành lập khoảng 1.200 năm trước công nguyên, do đó nó thoát khỏi việc bị khai thác để chế tạo cung tên trong lịch sử nước Anh.

 

9. Cây sồi  Major (thuộc rừng Sherwood Forest, Anh)

Người ta tin rằng nếu như Robin Hood là nhân vật có thực thì ông và những người bạn vui vẻ của ông chắc hẳn đã từng trú ẩn dưới gốc cây này và cả bên trong thân cây nữa. Hồi đó rừng Sherwood lớn hơn nhiều và thật dễ dàng để ẩn nấp ở trong rừng. Cây Major tính cho đến nay được khoảng  800 – 1.000 năm tuổi (tức nó đã tồn tại từ thời Trung Cổ – thời mà Robin Hood còn sống).

Vòm cây Major rộng đến 28 mét, thân cây có chu vi khoảng 16 mét còn cành của cây thì quá nặng đến nỗi người ta phải sử dụng những cây gậy để đỡ, nếu không chúng sẽ bị gãy mất.

260 quả của cây đã được đem trồng ở phía Tây Nam Dorset nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu ADN của cây đồng thời theo dõi quá trình phát triển ở các cây mới mọc diễn ra như thế nào.

 

8. Cây ô liu ở làng Vouves (Hy Lạp)

Đây là cây ô liu lâu đời nhất được biết đến trên trái đất, với tuổi đời một vòng cây lên tới ít nhất 2.000 năm. Theo cách tính tuổi carbon (phương pháp sử dụng đồng vị phóng xạ carbon-14 xuất hiện tự nhiên (14C) để ước tính tuổi của các vật liệu chứa carbon) thì cây này đã vào khoảng 4.000 năm tuổi và đến nay vẫn tiếp tục sản xuất ra loại ô liu hảo hạng. Cây ôliu này có chu vi khoảng 5 mét mặc dù không có chiều cao “lý tưởng” như những cây ô liu khác nhưng thân cây của nó vô cùng đặc biệt bởi những đường xoáy đều tăm tắp và nút thắt phình ra như hình củ hành.

Đây rất có thể là cái cây mà tác giả Plinny the Elder đã viết khi đề cập đến một cây thánh giá làm bằng gỗ cây ô liu ở Hy Lạp. Cây ôliu này mọc tại vườn Gethsemane ở Jerusalem.

 

7. Cây Pando ở Utah (Mỹ)

Pando trong tiếng Latinh có nghĩa là “Tôi sải cánh”. Đây thực chất không phải là một thân cây duy nhất mà là tổng thể 47.000 cây dương lá rung phát triển từ một hệ thống rễ cây. Hệ thống rễ này trải rộng trên 106 mẫu Anh (khoảng 429 mét vuông). Theo ước tính, cây Pando đến nay có tuổi thọ khoảng 80.000 năm, các chuyên gia không dự đoán được khi nào nó sẽ chết. Cây Pando này nặng khoảng 6.600 tấn và là cây nặng nhất tồn tại trong vũ trụ. Các chuyên gia khẳng định nó không hề có hoa trong suốt 10.000 năm qua do vào thời điểm cuối của kỷ băng hà, một đám cháy rừng đã đốt cháy các thân cây quấn quanh nó. May mắn thay, hệ thống rễ vẫn còn sống sót dưới lòng đất và đã kịp thời “tái sinh” trở lại.

Mỗi cây dương lá rung riêng lẻ sống được khoảng 130 năm và rễ lại tiếp tục tái tạo cây dương lá rung đã chết thành cây mới ở một vị trí khác gần đó. Cây dương lá rung được tái sinh từ các xúc tu – một loại rễ chồi ra ngoài từ các thân cây. Mỗi cây dương lá rung tuy rằng có thể có hình dáng khác nhau nhưng chúng có chung một đặc điểm di truyền bởi đều xuất phát từ một hệ thống rễ để trở thành những cây riêng biệt. Vào mùa thu, lá cây chuyển sang màu vàng gạch và trông chúng dường như phát sáng lấp lánh trong ánh sáng mặt trời.

 

6. Cây hạt dẻ của một trăm kị sĩ (Italy)

Mọc trên sườn núi phía Đông của núi lửa Etna màu mỡ ở Sicily, thuộc Italy, cách khoảng 8 mét tính từ miệng núi lửa. Người ta ước tính rằng cây hạt dẻ này vào khoảng  2.000 – 4.000 năm tuổi và là cây hạt dẻ lớn nhất, lâu năm nhất được biết đến từ trước tới nay. Vào năm 1780, chu vi của cây đo được ước chừng khoảng 58 mét.

Cây hạt dẻ này cũng chia thành nhiều thân cây với những khoảng trống khá rộng giữa các thân cây, tất cả chúng đều chia sẻ với nhau một hệ thống rễ. Tuy nhiên, không giống như cây Pando, các thân cây hạt dẻ này chưa bao giờ chết. Điều này có nghĩa là nó hơn vua David (một nhân vật trong kinh Cựu Ước) ít nhất 1.000 tuổi.

Tên gọi của cây xuất phát từ một truyền thuyết kể rằng vào thời Trung cổ, một nữ hoàng cùng với 100 kị sĩ Aragon đã trú ẩn dưới cây này trong một trận mưa bão sấm sét. Cây hạt dẻ này khi ấy đã trở thành “mái nhà” cho tất thảy 101 người.