Tinh Hoa

Cách phòng bệnh virus Ebola

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho tới nay chưa có vắc xin phòng và điều trị bệnh virus Ebola. Do đó, để phòng ngừa căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nay là không nên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mắc bệnh virus Ebola, hoặc đi vào vùng có dịch.


 

Ngoài ra, nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện đang là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do viruts Ebola.

Các biện pháp phòng lây nhiễm

Do viruts Ebola lây truyền từ người sang người, các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để phòng chống lây nhiễm và hạn chế hay cắt đường lây truyền bệnh.
Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành
Nếu bạn nghi ngờ một ai đó nhiễm viruts Ebola, cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
Nếu bạn có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc viruts Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm và cách tiêu hủy PPE sau khi sử dụng.
Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm viruts Ebola (ví dụ như: dơi ăn quả, khỉ, hay vượn) tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chin kỹ trước khi ăn.
Cán bộ y tế phải tự bảo vệ như thế nào để tránh nguy cơ mắc bệnh khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm viruts Ebola?
 
Cán bộ y tế khi chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do viruts Ebola có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các đối tượng khác.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa chung, cán bộ y tế cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo nhằm tránh phơi nhiễm với máu, dịch tiết của người bệnh hoặc môi trường hay vật dụng của người bệnh bị ô nhiễm như: khăn trải giường hay kim tiêm đã qua sử dụng.
Cán bộ y tế cần sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân như áo choàng, găng tay, khẩu trang y tế và kính bảo hộ.
Không nên sử dụng lại các phương tiện phòng hộ đã qua sử dụng nếu chưa được khử trùng đúng cách.
Cần thay đổi găng tay khi chăm sóc cho từng bệnh nhân nghi ngờ nhiễm viruts Ebola.
Các quy trình điều trị, chăm sóc y tế có thể làm cho bác sĩ, y tá hay cán bộ y tế khác dễ phơi nhiễm với bệnh cần được thực hiện trong điều kiện an toàn và nghiêm ngặt.
Cần cách ly bệnh nhân mắc bệnh do viruts Ebola khỏi các bệnh nhân khác và người khỏe mạnh.

Theo Info.net, WHO