Tinh Hoa

Bí mật của Tăng Khánh Hồng (Phần 2): Trừng phạt Hoàng Cúc để trả thù


Trong những năm đầu tiên, Tăng Khánh Hồng đã có sự nghiệp chính trị suôn sẻ, bởi vì ông ta là thành viên chủ cốt của phe thái tử đảng và được sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp cũng như cấp dưới của Tăng Sơn.

Tăng Khánh Hồng kết bạn với Giang Trạch Dân năm 1986, Tăng đã trở thành phó Bí thư Ủy ban ĐCSTQ tại Thượng Hải. Trong nhiệm kỳ của mình, Tăng soạn thảo, chỉnh sửa tài liệu quan trọng cùng các tài liệu tuyên truyền. Ông ta được xem là “cây bút quan chức” số một của Thượng Hải, tức là biết cách làm sao viết được một tài liệu tuyên truyền.

Giang lần đầu để mắt đến Tăng trong một vụ việc rắc rối liên quan đến báo “Người đưa tin Kinh tế Thế giới” hồi năm 1989. Đây là một trang báo của Thượng Hải thành lập những năm 80, được xem là một trong những tờ báo tự do nhất tại Trung Quốc.

Theo quyển “Những ông vua con Trung Quốc”, tháng 04/1989, giám đốc phòng tuyên truyền của Ủy ban ĐCSTQ Thượng Hải Trần Chí Lập nhìn thấy một tờ báo của Hồng Kông đề cập đến việc báo “Người đưa tin Kinh tế Thế giới” đăng bài “Buổi họp tưởng nhớ Hồ Diệu Bang”. Bài báo có nội dung hỗ trợ phong trào dân chủ tại Bắc Kinh.

                                           Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng

Thế là Tăng báo cáo cho Giang ngay lập tức, Giang ra lệnh cho Tăng và Trần nói với chủ bút tờ báo trên, Khâm Bổn Lập. Thế nhưng Khâm lại từ chối sau khi được yêu cầu xóa bài báo trên.

Sau đó Giang mắng Khâm vi phạm nguyên tắc Đảng và gửi “một đội” làm việc với tờ “Người đưa tin Kinh tế Thế giới”.

Thế là Tăng Khánh Hồng được Giang ca ngợi vì ông ta phát hiện”điểm nghi vấn” của tờ báo ngay từ trong trứng nước. Một thời gian sau chủ biên bị bắt và Giang ra lệnh đóng cửa tờ báo.

Sau khi nhậm chức Tổng bí thư ĐCSTQ, Giang và Lý Bằng, cựu thủ tướng ủng hộ cuộc đàn áp Thiên An Môn, cùng cất nhắc Tăng làm giám đốc văn phòng Ủy ban trung ương ĐCSTQ.


         Giang Trạch Dân và Lý Bằng

Sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc văn phòng Ủy ban trung ương năm 1993, ông ta góp mặt trong tất cả các vấn đề của chính phủ, ngoại trừ kinh tế do Hội đồng Nhà nước đảm trách và các vần đề quân sự. Các tài liệu gọi ông ta là “quản gia triều đình” của Giang.

Theo quyển “Những ông vua con Trung Quốc”, khi Tăng đang phối hợp “nghiên cứu và điều tra” với Cục An ninh quốc gia, nhanh chóng thu thập chứng cứ tham ô, tham nhũng hối lộ của các quan chức trung ương và địa phương. Điều này khiến Tăng trở thành nhân vật số 2 sau Giang. Tăng nắm trong tay thông tin 20 trường hợp tham nhũng nghiêm trọng, thứ có thể được dùng để nhắm vào những cán bộ nòng cốt trong Hội đồng Nhà nước và đe dọa các quan chức địa phương, đủ để củng cố vị trí quyền lực của Giang.

          Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng

Theo một nguồn tin cấp cao tại Bắc Kinh, tại Đại hội lần thứ 16 Giang nhấn mạnh việc nâng số ủy viên Bộ chính trị từ bảy lên chín. Ông ta muốn để những vị trí chủ chốt nằm trong tay năm người thuộc phe ông ta, bốn người còn lại khống chế Hồ Cẩm Đào và không để những chính sách của Hồ được thông qua. Đồng thời để nêu bật sự bất lực của Hồ, phe Giang luôn cố gắng tạo ra một bầu không khí thuận lợi để Tăng thay thế Hồ.

Cánh tay trái và tay phải của Giang, một ở Bắc Kinh do Tăng cầm đầu; và một tập trung ở Thượng Hải do Hoàng Cúc và Trần Lương Vũ cầm đầu. Thế nhưng Giang không dự đoán được rằng “cánh tay trái” sẽ có ngày chặt đứt “cánh tay phải” của mình.

                                                                 Hoàng Cúc

Trong lúc ở Thượng Hải, Tăng Khánh Hồng đã có hiềm khích với Hoàng Cúc. Sau khi Đặng Tiểu Bình ghé thăm miền nam Trung Quốc thúc đẩy cải cách kinh tế năm 1992, lúc ấy các quan chức địa phương tại Thượng Hải, đặc biệt là cánh tay phải Hoàng Tố và Trần Lương Vũ có được thêm cơ hội. Tăng chỉ có thể ở tại Bắc Kinh mà ghen tức.

Luật sư nhân quyền Thượng Hải Trịnh Ân Sủng nói Yu Liwen (em dâu Hoàng Cúc) được phép độc quyền kinh doanh tới 60 trạm xăng dầu tại Thượng Hải. Sau đó, Hội đồng nhà nước đã đề xuất hãng Sinopec và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc mua lại và quản lý các trạm xăng dầu trên toàn quốc kể cả Thượng Hải. Tăng và Chu Vĩnh Khăng thao túng hai hãng này sở dĩ năm xưa Tăng là quan chức trong lĩnh vực dầu khí.

    Trần Lương Vũ

 Theo luật sư Trịnh, Yu Liwen từ chối chuyển nhượng việc quản lý vì không muốn lợi nhuận khổng lồ phải vào tay của Tăng và Chu. Gia tộc Hoàng Cúc rất có sức ảnh hưởng, họ điều khiển huyết mạch kinh tế của cả Thượng Hải nên không chấp nhận quyền quản lý từ hai hãng dầu khí.

Theo nguồn tin từ Bắc Kinh, nếu năm người phe Giang có chỗ đứng trong Ủy ban thường trực thì họ có thể thao túng chín thành viên Bộ chính trị. Hồ Cẩm Đào sẽ không thể loại bỏ Trần Lương Vũ hoặc tấn công Hoàng Cúc. Cuối cùng, mối hận thù cá nhân của Tăng đối với Hoàng Cúc diễn ra trước lòng trung thành của ông ta đối với Giang, và Tăng giúp đỡ Hồ Cẩm Đào lật đổ phe cánh Giang tại Thượng Hải.

       Tranh châm biếm Giang cùng phe cánh Thượng Hải (Thứ 2 từ phải sang: Hoàng Cúc, Trần Lương Vũ)
                           

Nguồn tin cũng nói rằng việc Tăng tấn công phe cánh Giang ở Thượng Hải là do ghen tuông. Tăng cố gắng tăng cường quyền lực của mình để đe dọa các thành viên khác trong ĐCSTQ, vì vậy ông ta có thể ở lại thêm một nhiệm kỳ sau Đại hội toàn quốc lần thứ 17. Tăng đã tống khứ Hoàng Cúc và Trần Lương Vũ thay vì sợ sệt các thành viên khác của phe Giang trong Ủy ban thường trực (Ngô Bang Quốc, Giả Khánh Lâm và Lý Trường Xuân), chưa kể đã đẩy hầu hết các thành viên ủy ban bên phe Giang về tay Hồ Cẩm Đào. Mà cuối cùng đã khiến cho phần lớn quyền lực của Tăng bị giảm xuống trong Đại hội 17. Đây là lý do chính khiến Tăng phải rời khỏi Ủy ban thường trực Bộ chính trị năm 2007 và về hưu sớm vào năm 2008.

Chú thích của người viết:

Từ khi giám đốc Sở cảnh sát tỉnh Trùng Khánh, Vương Lập Quân, bỏ trốn vào tòa Đại sứ Mỹ tại Thành Đô vào ngày 06/02 khơi mào cơn bão chính trị tại nước này. Điều đó quy về việc lập trường của các quan chức đối với vấn đề bức hại Pháp Luân Công như thế nào. Bàn tay vấy máu của các cựu quan chức ĐCSTQ, mà đứng đầu là Giang Trạch Dân đang đẩy mạnh việc thực thi chính sách đàn áp, hiện đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm về tội ác của mình và tiếp tục chiến dịch đàn áp. Trong khi đó những quan chức khác lại từ chối tham gia cuộc bức hại. Sự kiện này gửi một thông điệp rõ ràng đến các quan chức và người dân Trung Quốc, cũng như hết thảy người dân thế giới, đó là: cho dù lựa chọn ủng hộ hay phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lịch sử sẽ ghi lại sự lựa chọn của mỗi một người.

   Bàn tay vấy máu của các cựu quan chức ĐCSTQ, mà đứng đầu là Giang Trạch Dân đang đẩy mạnh việc thực thi chính sách đàn áp các học viên Pháp Luân Công


Khai Nguyên@bocau.net
Theo theepochtimes