Tinh Hoa

Bí mật của Tăng Khánh Hồng (Phần 1): Cha là Hán gian

Tăng Khánh Hồng, cựu thành viên đầy quyền lực thuộc ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), là đồng minh và cánh tay phải của cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, là người đã hất cẳng ủy viên chính trị Bạc Hy Lai. Cuộc đời cha ông ta cũng không vẻ vang chút nào: là tay sai của Nhật Bản trong cuộc nội chiến Trung Quốc.

Nhận biết Tăng Khánh Hồng
 

Nguyên cựu phó chủ tịch nước Trung Quốc. Sau khi Giang Trạch Dân và bộ sậu bị mất quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ, Tăng quyết định làm cố vấn cho bè phái của Giang nhằm đảm bảo bọn họ không phải trả giá cho những tội lỗi của mình.

Các tin đồn chính trị nói rằng Giang cố gắng đưa Tăng Khánh Hồng thay thế Hồ Cẩm Đào, thế nhưng một số thành viên cao cấp trong Đảng đã ngăn chặn điều này.

Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng (đứng), Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân (ngồi)

Theo một nguồn tin cấp cao tại Bắc Kinh, Bạc Hy Lai được chọn làm người kế nhiệm của Giang Trạch Dân. Khi Bạc thất bại trong việc tìm chiếc ghế ủy viên Bộ chính trị trong Đại hội toàn quốc lần thứ 17 năm 2007, điều đó có nghĩa Bạc sẽ không trở thành Tổng bí thư tại Đại hội lần thứ 18. Sau đó Tăng đề nghị Giang nên ngăn chặn thủ tướng Lý Khắc Cường (phó thủ tướng) và Hồ Cẩm Đào (chủ tịch nước) trở thành lãnh đạo Đại hội lần thứ 18. Tăng nói rằng nên tìm người khác chiếm vị trí Tổng bí thư trước khi đưa Bạc lên. Thế là ông ta đề xuất Tập Cận Bình, người được cho là không có tham vọng về chính trị.

Thế là Tập lên thay Lý, trong khi cả Giang lẫn Tăng lại tạo điều kiện thuận lợi cho Bạc. Ông Tập không hề biết được động cơ thực sự của Giang mãi đến tháng 2 (thời điểm năm 2012), khi ấy Giang đang ở Mỹ. Các nguồn tin nói rằng tình báo Mỹ đã tiết lộ cho Tập về kế hoạch “Bạc thay thế Tập” của Giang.

Cha của Tăng Khánh Hồng hợp tác với Nhật Bản

Cha của Tăng Khánh Hồng, Tăng Sơn, gia nhập ĐCSTQ năm 1926. Là người đứng đầu Tân tứ quân (vốn là Vệ binh cách mạng quốc gia được thành lập năm 1937), làm việc tại miền đông Trung Quốc sau khi cuộc chiến Trung – Nhật nổ ra. Ông ta nhiều lần đại diện cho ĐCSTQ ký kết các hiệp ước bí mật với Nhật Bản.

Tăng Sơn

Khi bắt đầu cuộc Đại cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông đã thanh trừng hàng chục ngàn đảng viên kỳ cựu. Tăng Sơn đã xoay sở thoát khỏi cuộc thanh trừng bằng việc làm của ông ta với người Nhật.

Nhà bình luận chính trị Jin Jiangpin nói về một bài báo được đăng trên một tạp chí nhà nước hồi năm 2007 (trước khi diễn ra Đại hội lần thứ 17), đề cập đến việc quyền lực của Tăng Khánh Hồng bắt đầu bị giảm sút.

Jin nói trên blog: “Tôi đoán Hồ đã ném quyển tạp chí trước mặt Tăng Khánh Hồng và nói:”Ông sẽ làm gì nếu ngày mai Nhân dân nhật báo đăng bài này?”, và Tăng từ chức ngay lập tức. Cho nên chúng ta đã thấy Tăng thông báo từ chức ở Đại hội 17”

Tạp chí “Hồ sơ bí mật trong quá khứ” thường đánh bóng các thành tựu của đảng viên ĐCSTQ. Thế nhưng lại đăng bài nói về thân thế của Tăng Sơn. Kể rằng hồi năm 1967, Hồng vệ binh và những người nổi dậy tin rằng Tăng Sơn là một kẻ bán nước, đã có nhiều nỗ lực nhằm công khai làm nhục và khủng bố ông ta, nhưng cuối cùng ông ta đã thoát được.
 

Tăng Sơn

Theo bài báo, khi làm việc tại Bộ công an, Tăng Sơn thừa nhận đã ký kết các điều khoản bí mật với Nhật Bản, nhưng nói là làm vậy theo yêu cầu của trung ương ĐCSTQ. Các Hồng vệ binh nghi ngờ và gây áp lực lên Bộ công an.    

Bài báo nói rằng một người quản lý văn phòng tại Bộ công an đã viết thư cho giám đốc văn phòng trung ương ĐCSTQ, Vương Đông Hưng và bộ trưởng Bộ công an, Tạ Phú Trị, yêu cầu họ điều tra các cáo buộc chống lại Tăng Sơn. Người quản lý cùng bốn nhân viên khác được phép vào Phòng lưu trữ bí mật xem các tài liệu có chính chữ ký của Vương và Tạ.

Sau vài ngày tìm kiếm, họ đã tìm được chứng cớ về chỉ thị của trung ương ĐCSTQ yêu cầu Tăng Sơn ký các hiệp ước bí mật với Nhật Bản. Trong đó có chứa các chi tiết cụ thể về các điều ước. Bức điện do Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Nhậm Bật Thời và Khương Sinh ký.
 

Hàng trên từ trái qua: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai. Hàng dưới thứ hai từ phải qua: Khương Sinh. 

Cũng theo bài báo, năm người đó không được phép xóa tài liệu của Phòng lưu trữ bí mật, nên họ đã sao chép thông tin xác nhận tuyên bố của Tăng Sơn và báo cáo cho cấp trên.

Khương Sinh, cánh tay phải của Mao và là người đứng đầu Cục tình báo quốc gia, giám đốc công an nhanh chóng bóp méo phát hiện của năm người đàn ông là một hành động phản cách mạng, sau đó Vương và Tạ đã trừng phạt năm người họ. Riêng người quản lý văn phòng phải thụ hình 8 năm tù giam và không được thả ra đến khi Mao qua đời.

 Nhậm Bật Thời

Quyển sách bán chạy nhất được xuất bản năm 1992 có tên “Những ông vua con Trung Quốc” (thường được gọi là thái tử đảng), trong đó tác giả He Pin và Gao Xin phơi bày danh sách 40 người con của các quan chức cấp cao của Đảng. Theo đó, ngày 24/09/1967, Chu Ân Lai đã có chỉ thị cụ thể đến nội bộ ĐCSTQ rằng những việc làm của Tăng Sơn dựa trên mệnh lệnh của trung ương ĐCSTQ, và Chu đã cấm các nhóm cách mạng can thiệp vào.

Trong hoàn cảnh chính trị luôn đầy sự nguy hiểm, Mao đã âm mưu giết một số nhân vật kỳ cựu như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Chân, Hạ Long. Tuy nhiên, Mao lại đối đãi tốt với Tăng Sơn và bổ nhiệm ông ta là thành viên Ủy ban trung ương của Đại hội ĐCSTQ lần thứ 9.

Tăng Sơn qua đời sau một cơn đau tim năm 1972. Cùng năm, ĐCSTQ bồi thường 600 tỷ đôla tiền chiến tranh cho Nhật Bản. Jin Jianping nói rằng ĐCSTQ không dám đòi tiền đền bù bởi vì Nhật Bản đã biết quá nhiều bí mật của ĐCSTQ.

 Tăng Sơn

Không giống hầu hết các công dân Trung Quốc, Tăng Sơn khá thoải mái trong cuộc thanh trừng thời Đại cách mạng văn hóa. Con trai ông ta, hiện là Tăng Khánh Hồng, cũng có cuộc sống thuận buồm xuôi gió.  

Khai Nguyên@bocau.net
Theo Epochtimes