Hầu hết người dân Trung Quốc được hỏi đã trả lời là ưa chuộng chủ nghĩa tư bản.
GlobeScan International đã thăm dò 12.000 người trong 25 quốc gia về câu hỏi kinh tế thị trường tự do có phải là kiểu mẫu kinh tế lý tưởng của thế giới không. Kết quả cho thấy 67% người Trung Quốc
được hỏi đã trả lời rằng họ ưa chuộng chủ nghĩa tư bản.
Các kết quả cũng chỉ ra tỷ lệ ủng hộ trung bình tổng thể đối với chủ nghĩa tư bản ở 25 quốc gia được điều tra là 54%. Có phần mỉa mai rằng ở Đức, nơi sinh của chủ nghĩa cộng sản Mác, 68% người dân ủng hộ chủ nghĩa tư bản.
Tỷ lệ ủng hộ chủ nghĩa tư bản là 67% ở Trung Quốc, 67% ở Brazil, 61% ở Kenya, 65% ở Philippines. Điều này cho thấy rằng các nước đang phát triển có một sự nhìn nhận cao đối với chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên tỷ lệ ủng hộ chủ nghĩa tư bản ở Mỹ giảm từ 74% năm 2009 xuống còn 59% năm 2010. Trong khi ở Anh và Tây Ban Nha những con số đã là 55% và 52%. Tỷ lệ ủng hộ của Pháp chỉ có 31% cho thấy người dân Pháp có tình cảm chống chủ nghĩa tư bản. Phân tích chỉ ra rằng các nước phát triển với thuế cao, phúc lợi xã hội cao và thâm hụt tài chính lớn rõ ràng đã vi phạm nguyên tắc kinh tế thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng gây ra bởi các vi phạm nêu trên.
Adam Smith, chuyên gia kinh tế học nổi tiếng và là một triết gia người Anh ở thế ký 18, đã được mệnh danh là “tổ tiên của kinh tế học đương đại”. Cuốn sách xuất bản “The Wealth ò Nations” của ông đã đặt ra nền tảng lý thuyết cho mô hình kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Shi Dong, một nhà bình luận chính trị nhận xét, “trong cuốn sách của ông, Adam Smith cho rằng theo đuổi lợi ích cá nhân là đặc tính lớn nhất của nhân loại. Một người chỉ có thể làm giàu khi mà cùng lúc các phúc lợi xã hội và sự tiến bộ của toàn xã hội được thúc đẩy. Hơn nữa, cách duy nhất để phát triển tích cực nền kinh tế và trở thành một quốc gia giàu có là chính phủ phải giảm bớt can thiệp của mình vào các hoạt động kinh tế tư nhân càng nhiều càng tốt, bởi vì hoạt động kinh tế được qui định bởi cơ chế riêng của thị trường.”
Liên Xô, Đông Âu, và Trung Quốc đã chứng minh rằng cái gọi là chủ nghĩa xã hội, trong đó loại bỏ quyền sở hữu tư nhân, xâm phạm bản chất con người. Kết quả là những hệ thống kinh tế đó đã bị thất bại. Kể từ khi cải cách kinh tế, chế độ Cộng sản Trung Quốc đã thay đổi kế hoạch kinh tế sang hướng thị trường. Tuy nhiên, các nước phương Tây không đồng ý rằng Trung Quốc là một quốc gia có một nền kinh tế thị trường tự do. Trên thực tế hầu hết các nước đều xem nó như là một nền kinh tế có kiểm soát và thuộc sở hữu của chế độ độc tài một đảng.
Wei Jingsheng, nhà dân chủ bất đồng chính kiến người Trung Quốc sống lưu vong ở Mỹ, nói rằng cái gọi là cải cách kinh tế của Trung Quốc thực chất là moi sạch túi của những người nghèo và làm giàu cho một nhóm người nào đó. Mưu kế làm giàu nhanh chóng chỉ qua 1 đêm là để khéo léo cướp đi tài sản của những người khác bằng quyền lực của chế độ độc tài.
Wu Bangguo, chủ tịch Quốc hội của Đảng Cộng sản, một lần nữa mạnh mẽ nhấn mạnh vào các tính chất của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc: không bao giờ cai trị đất nước bằng chế độ đa đảng theo lượt, không bao giờ cho phép các ý tưởng khác với cộng sản, không bao giờ tiến hành tách bạch các quyền lực hành pháp, lập pháp và tư pháp, và không bao giờ tiến hành tư nhân hóa.
Mặc dù vậy, kết quả cuộc thăm dò trên cho thấy 67% người dân Trung Quốc ủng hộ một nền kinh tế thị trường tự do.
Theo secretchina