Tinh Hoa

Dịch bệnh viruts Ebola: Nhân viên tham gia cứu trợ tử vong và bác sĩ nhiễm bệnh

Theo CNN, một nhân viên cứu trợ người Mỹ thứ hai đã tử vong tại Liberia vì nhiễm virus Ebola, thông tin từ nhóm nhân đạo Ki-tô giáo mà cô làm việc.

 
Cô Nancy Writebol

Nạn nhân tên là Nancy Writebol làm việc cho Serving in Mission (SIM) trong hoạt động hỗ trợ xử lý các bệnh nhân nhiễm virus Ebola ở Monrovia. Nancy là điều phối viên nhân sự cho SIM. Cô và gia đình bao gồm chồng và hai con đang sinh sống ở Monrovia.

Hôm thứ Bảy vừa qua, Samaritan’s Purse cũng cho hay rằng bác sĩ Kent Brantly cũng đã nhiễm loại bệnh này. Ông là cư dân Indianapolis đang điều trị cho các ca nhiễm bệnh Ebola tại Monrovia, thì bắt đầu cảm thấy không khỏe. Theo người phát ngôn Melissa Strickland, ông bắt đầu phát hiện ra các triệu chứng bệnh và đã tự cô lập mình.

Ổ dịch bệnh virus Ebola nguy hiểm nhất

Các quan chức Y tế  cho rằng dịch bệnh bùng phát ở Tây Phi gây chết người nhiều nhất từ trước đến nay.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1093 người ở Guinea, Sierra Leone và Liberia bị nghi ngờ nhiễm virus Ebola do xuất hiện các triệu chứng bệnh được phát hiện lần đầu cách đây 4 tháng.

Trong số 786 trường hợp nhiễm bệnh được khẳng định thì đã có 442 trường hợp tử vong.

Riêng trong 1093 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh thì có đến 660 người tử vong.

Theo bộ trưởng Y tế Onyebuchi Chukwu cho biết, tuần trước, người đàn ông Liberia nhập viện do nhiễm virus Ebola và qua đời ở Lagos, thành phố lớn nhất Nigeria với dân số lên đến 20 triệu người.

Người đàn ông này đến sân bay Lagos vào ngày 20/07 và bị cách ly tại bệnh viện địa phương sau khi có những biểu hiện của bệnh.

Một bác sĩ khác nhiễm bệnh

Thông tin xác nhận về cái chết của người đàn ông nhiễm virus Ebola này đến sau thông tin về một bác sĩ đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến với dịch bệnh virus Ebola ở Sierra Leone bị nhiễm căn bệnh này, theo thông tin từ Bộ y tế của nước này.

Bác sĩ Sheik Humarr Khan hiện đang được điều trị bởi các nhóm Y tế viện trợ của Pháp Medecins Sans Frontieres, còn được biết với tên gọi Hiệp hội Bác sĩ Không biên giới đang hoạt động ở Kailahun, Sierra Leone.

Tỉ lệ gây tử vong do virus Ebola lên đến 90% trong các trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm, tỉ lệ tử vong có thể giảm xuống còn 60%.

Lây lan qua các chất dịch của cơ thể

 

Các quan chức tin rằng các ổ dịch virus Ebola hoành hành mạnh mẽ ở Tây Phi vì vị trí địa lý gần gũi với các khu rừng nhiệt đới – nơi xuất phát của vi-rút – lan đến Conakry, Guinea với 2 triệu dân.

Vì các triệu chứng không xuất hiện ngay lập tức, nên vi-rút có thể lây lan dễ dàng khi người đi du lịch xung quanh khu vực. Phần lớn người nhiễm bệnh có khả năng tử vong trong vòng trung bình là 10 ngày, do máu không đông và xảy ra hiện tượng xuất huyết.

Bệnh không lây nhiễm cho đến khi triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu và mệt mỏi. Khi đó, virus Ebola lây lan thông qua các chất dịch cơ thể.

Nhân viên y tế đặc biệt phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh cao, bởi vì họ tiếp xúc gần gũi và thường xuyên với người bị nhiễm bệnh và chất dịch cơ thể của họ. Một điều nguy hiểm hơn nữa là, các bác sĩ có thể nhầm lẫn những bệnh nhân nhiễm virus Ebola giai đoạn đầu với những người bênh khác.

Hàn Mai@bocau.net
Theo CNN