Thông báo trên được nói tại một nghị quốc tế về bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Các đại biểu tham gia và giới chức nói nhà chức trách Trung Quốc chưa bao giờ nói về điều này. Một đại biểu tại hội nghị nói: “Chúng tôi chưa bao giờ cấm buôn da hổ nhưng có cấm buôn bán xương hổ”. Hiện tại Trung Quốc nuôi nhốt khoảng 5000-6000 con hổ.
Việc thừa nhận này được một đại biểu trong phái đoàn của Trung Quốc tham dự một phiên họp của Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites).
Giới chức nói rằng một bản báo cáo qui mô về việc chính phủ Trung Quốc cho phép buôn bán da hổ nuôi nhốt cho mục đích thương mại được trình bày tại cuộc họp này. Giới chuyên gia tin rằng “nuôi hổ trong trại” tại Trung Quốc đã và đang châm ngòi cho nhu cầu săn trộm và buôn lậu hổ từ cácnơi khác. Họ nói rằng việc Bắc Kinh thừa nhận cho phép buôn bán da hổ sẽ giúp tăng áp lực cho chính phủ Trung Quốc bỏ tập quán này.
Trong khi Trung Quốc được xem là thị trường chính thiêu thụ các sản phẩm từ hổ thì giới chuyên gia động vật hoang dã nói Thái Lan, Lào, Việt Nam, Malaysia và Indonesia cũng đang gia tăng “nuôi hổ trong trại”.
Hải quan Trung Quốc thu giữ da hổ buôn lậu.
Trong vòng hai năm qua, đã có gần 90 con hổ bị bắt hoặc vận chuyển qua các cơ sở nuôi nhốt ở Đông Nam Á và Trung Quốc.
“Nỗ lực làm giảm nhu cầu sử dụng và các hoạt động chống buôn bán sản phẩm từ hổ bị suy yếu. Bởi các cơ sở có thể bắt giữ và nhân giống hổ cho mục đích thương mại, cũng như việc thiếu các biện pháp ngăn chặn các cơ sở này hoạt động,” theo báo cáo của Mạng lưới Bảo tồn Loài vật (SSN), liên minh gồm hơn 100 tổ chức bảo tồn sinh vật.
“Hoạt động thương mại này xoáy vào nhu cầu sử dụng sản phẩm từ hổ tại Trung Quốc. Việc nước này thử nghiệm cho phép bán da hổ nuôi nhốt không có tác dụng gì trong việc giảm áp lực lên loài hổ hoang dã. Bằng chứng là vẫn tiếp tục có hiện tượng săn bắn hổ.”
Chỉ còn khoảng hơn 3000 con hổ còn sống trong điều kiện hoang dã trên toàn cầu. Một nửa số đó sống ở Ấn Độ, nơi có 42 con hổ bị giết vào năm ngoái.
Báo cáo của SSN nói rằng da hổ, báo, và báo tuyết được các chính trị gia, quan chức quân đội, và giới kinh doanh ở Trung Quốc ưu chuộng để tranh trí nội thất.
Báo cáo tiếp tục: “Kết quả của các vụ tham nhũng gần đây ở Trung Quốc khẳng định rằng sản phẩm từ hổ là các ‘món quà’ được dùng thay tiền trong các vụ đưa hối lộ.”
Vào năm 2005, Trung Quốc tuyên bố rằng đang xem xét mở cửa thị trường nội địa cho xương hổ từ hổ nuôi nhốt. Hai năm sau, các bên tham gia hiệp ước Cites đưa ra quyết định kêu gọi xoá sổ các trung tâm này.
Theo BBC