(Bài viết của Ngài David Kilgour, Hiệp hội Đài Loan – Canada tại Ottawa)
Thật là một đặc ân cho tôi, khi được thăm lại Đài Bắc vào đầu tháng 4 để hỗ trợ phong trào “Hoa Hướng Dương” và những vấn đề đáng ngại của Đài Loan đứng trên phương diện của một quốc gia dân chủ và có chủ quyền. Cho phép tôi được đề cập đến một số vấn đề bên lề Lập Pháp Viện.
Sự ủng hộ của công luận đối với Liên minh Hoa Hướng Dương của sinh viên, học giả, các tổ chức dân sự đã tăng lên nhanh chóng trong vòng 3 tuần, ước tính rằng có khoảng nửa triệu người đã gia nhập liên minh này.
Ở khu vực Châu Á, Đài Loan đã trở thành một trong những nước mạnh nhất về vấn đề dân chủ đa đảng, tôn giáo, pháp quyền, quyền bình đẳng/ công bằng, tự do ngôn luận và báo chí. Thành tựu này nhất thiết không bao giờ được để mất, tại thời điểm này và mãi mãi về sau.
Về việc xử lý Hiệp định Thương mại với Trung Quốc của Quốc hội, cả về bản chất và cách thức phi dân chủ mà chính quyền của ông Mã đã cố gắng áp đặt mà không suy xét trên cơ sở pháp lý. Nhà lập pháp Trương Khánh Trung, Chủ tịch Ban Lập pháp của Quốc Dân Đảng (KMT) đã thông báo rõ ràng rằng việc xem xét từng điều của Hiệp định đã được hoàn thành sau 30 giây, một sự vi phạm trắng trợn đối với các nguyên tắc của Quốc hội Đài Loan.
Với tư cách là cựu Phó Chủ tịch Hạ viện Canada, cho phép tôi nói rằng tôi rất tự hào về Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, việc đưa ra quan điểm đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích của đảng phái của Vương Kim Bình đã cho thấy ông thực sự là một trong những người phát ngôn độc lập trong số 29 nền dân chủ trên khắp thế giới. Việc điều hành bằng luật pháp đã cho phép ông giữ được vị thế Chủ tịch của mình, qua đó khẳng định sự độc lập của cơ quan tư pháp Đài Loan.
Tổng thống Trần Thủy Biển
Trong thời gian ở Đài Loan, tôi đã đến thăm cựu Tổng thống Trần ở trong tù. Sau đó tôi đã viết thư về ông và gửi đến Tổng thống Mã. Tôi chưa nhận được thư trả lời, lá thư của tôi đã được đưa lên trang www.david-kilgour.com, trong đó có đoạn:
Ngài cựu Tổng thống đã bị giam giữ trong phòng giam diện tích 3 mét vuông cùng với một người tù khác 4 năm qua. Ở đó không bàn cũng không ghế, nên cả hai phải ăn và đọc dưới sàn nhà… Sức khỏe của ông ấy ngày càng yếu. Theo như các chẩn đoán y tế, ông ấy cần phải được đưa đi điều trị. Vấn đề bệnh tật của ông ấy như trầm cảm nặng, triệu chứng của bệnh Parkinson, chứng khó thở khiến ông ấy phải ngưng thở trong khi ngủ. Hiện giờ muốn giữ được thăng bằng để bước đi, ông ấy phải cần đến sự trợ giúp của hai người nữa.
Với hoàn cảnh hiện nay như thế, tôi tha thiết đề nghị Ngài cho ông ấy một cơ hội… được thi hành án tại nhà. Tôi đã đọc cuốn sách của cựu Phó Tổng thống Lữ với tiêu đề “Cuộc đấu tranh của tôi vì một Đài Loan mới” (My Fight for a New Taiwan), tôi mới được biết Giáo sư Jerome Cohen đã được Ngài giúp đỡ để cô ấy được giảm án tù. Tôi rất mong Ngài sẽ lại hành động như thế, tương tự việc thực thi nhân quyền mà Ngài đã làm.
Việc điều hành và phi điều hành đất nước
Từ hậu quả của tình trạng thiết quân luật từ năm 1949 đến 1987 và nỗi kinh hoàng thời đó, có thể dự đoán rằng không người Đài Loan nào thích chủ nghĩa độc đoán ngày nay. Mặc dù đã có những việc không hay xảy ra ở thời điểm 6 năm trước, Đài Loan giờ đã là một mô hình quản lý mà tôi tin rằng sẽ sớm mang đến một nền dân chủ pháp trị và công bằng cho tất cả các công dân.
Mặc cho những nỗ lực xóa nhòa kí ức người dân Trung Quốc, nhưng sự kiện Thiên An Môn vẫn là sự kiện ghi dấu trong lịch sử.
Cuốn sách “Dẹp yên nhân dân”, phát hành vào năm 1992 tác giả là một nhà sử học người Canada: “Vào đêm 3 tháng 6 năm 1989, hàng chục ngàn binh lính vũ trang đã buộc phải tiến về Bắc Kinh và đàn áp những người biểu tình là học sinh tay không tất sắt tại Quảng trường Thiên An Môn. Khi hàng trăm ngàn công dân và học sinh bị bao vây, những người lính này đã nổ súng. Vào buổi sáng ngày 4 tháng 6, hàng ngàn xác chết la liệt trên đường phố, bệnh viện và nhà ở tại Bắc Kinh”.
Theo như cố nhà báo Lưu Tân Nhạn, những người ra quyết định này đã “bị kiểm soát bởi 8 người được gọi là ‘nhà độc tài lão thành về hưu’, trong suốt 80 năm, những người này đã không còn tại nhiệm trong Đảng hoặc Chính phủ nhưng vẫn duy trì sự cai trị bằng lực lượng tàn ác và dối trá… Từ Đặng Tiểu Bình cho đến Mao Trạch Đông, con người không khác gì các công cụ: vào thời chiến, họ là binh lính, còn trong thời bình, họ là lực lượng sản xuất…”.
Ông Lưu đã bị khai trừ khỏi ĐCSTQ, không ngừng bị bức hại và cuối cùng chết vì nói lên sự thật.
“Những hồn ma Thiên An Môn” là tiêu đề của một bài báo số ra ngày 5/6 của Ian Johnson, trong mục điểm sách của tờ New York Times, hai luận điểm quan trọng được nhắc đến trong bài báo là:
- “Hai cuốn sách mới Cộng hòa nhân dân lãng quên: Nhìn lại Thiên An Môn, của tác giả Louisa Lim và cuốn Những người lưu vong Thiên An Môn: Tiếng nói đấu tranh vì dân chủ ở Trung Quốc, của tác giả Rowena Hà Tiểu Thanh đều đề cập đến sự kiện Thiên An Môn… Một cuốn có bối cảnh ở Trung Quốc và bàn về việc kiềm giữ những ký ức; cuốn kia có bối cảnh ở nước ngoài và bàn về việc gìn giữ ký ức. Cả hai cuốn đồng ý rằng ngày 4 tháng 6 là một thời điểm trọng đại trong lịch sử Trung Quốc đương đại, một bước ngoặt chấm dứt lý tưởng và sự thử nghiệm của thập niên 1980, và đưa đến một Trung Quốc siêu tư bản chủ nghĩa và siêu nhạy cảm của thời nay”.
- Johnson cũng thêm rằng sau khi tham gia vào sự kiện này, Hà Hiểu Thanh (hiện đang giảng dạy tại Harvard) đã trở lại trường, đeo một dải băng đen để tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn. Giáo viên của bà đã buộc bà phải tháo nó ra, và bà cay đắng nghĩ rằng: “Khi tôi bị buộc phải tháo băng đen năm 1989, tôi nghĩ rằng mọi việc xem như đã chấm dứt. Các thi thể đã bị nghiền nát, những cuộc đời đã bị hủy hoại, các tiếng nói đã bị dập tắt. Họ có súng, nhà tù, và các cỗ máy tuyên truyền. Chúng tôi chẳng có gì cả. Song, bằng cách nào đó chính vào ngày 4 tháng 6 các hạt giống dân chủ đã được gieo trong tim tôi, và nỗi khát khao tự do và nhân quyền đã ấp ủ. Như vậy hóa ra đó không phải là một sự kết thúc, mà là một sự khởi đầu khác.”
Bức hại cộng đồng…
Nền văn minh 5000 năm đã đem về cho Trung Quốc sự tôn trọng của toàn thế giới, nhưng không một ai có thể ủng hộ những cuộc đấu tranh bạo lực do ĐCSTQ phát động từ năm 1949. Jan Harvey và tôi đã viết bài cho tạp chí Convivium, nói về cuộc bức hại cộng đồng đức tin ở Trung Quốc trong vài năm trở lại đây. Bạn có thể truy cập theo địa chỉ sau để đọc bài này:
http://www.davidkilgour.com/2011/convivium2011.pdf
Khi nói về cuộc đàn áp tại Tây Tạng có câu chuyện rằng, Ngài Tổng thống Canada Vaclav Havel đã bị đe dọa rằng đất nước của ông sẽ không được xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, nếu ông đến thăm Dalai Lama ở Praha. Tuy nhiên, chuyến thăm vẫn diễn ra mà không có tổn thất nào cả. Khi Thủ tướng Harper dũng cảm đối đầu với Bắc Kinh vào năm 2008, ông cũng nhận được những lời đe dọa tương tự. Và rồi tập đoàn Bombardier Inc thông báo rằng họ đã ký được một trong những hợp đồng lớn nhất với Trung Quốc ngay sau khi tổng thống Canada cất lên tiếng nói giá trị thay mặt cho toàn thế giới.
Ngoài sự hổ thẹn, Bắc Kinh cũng tỏ ra tôn trọng đối với những ai ủng hộ cho các giá trị phổ quát, như pháp quyền, thậm chí ngay cả khi Bắc Kinh không làm được điều này.
Pháp Luân Công
Từ năm 2001, cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công đưa đến nạn mổ cướp nội tạng sống từ học viên. Không ai có thể sống sót sau các ca phẫu thuật mà tất cả nội tạng bị lấy đi còn thi thể “người hiến tạng” bị hỏa táng. Việc này diễn ra trên khắp Trung Quốc cấu thành tội ác mới chống lại nhân loại.
Ông David Matas và tôi đã thu thập được rất nhiều bằng chứng. Từ cuộc điều tra được viết trong sách của chúng tôi với tựa đề “Thu hoạch đẫm máu”, chúng tôi kết luận rằng, số học viên Pháp Luân Công đã bị giết lên đến hàng ngàn người từ năm 2001, còn nội tạng của họ được cấy ghép cho bệnh nhân trong và ngoài Trung Quốc. Chỉ trong thời gian từ năm 2000 đến 2005, chúng tôi đã tính toán được con số lên đến 41.500 ca ghép tạng thông qua số liệu 60.000 ca ghép tạng theo công bố của chính phủ trừ đi con số ước tính là 18.550 tử tù bị hành quyết.
Cam kết với Bắc Kinh
Vị trí kề cận về địa lý khiến quan hệ của Đài Loan với Bắc Kinh luôn luôn trắc trở, các nền dân chủ trên thế giới bao gồm chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và doanh nghiệp đều nên giữ mối quan hệ với chính quyền của Tập cùng nhân dân Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc cần biết rằng các quốc gia dân chủ trên thế giới luôn sát cùng họ, đứng về phía họ chứ không phải là đứng về phía nhà nước Trung Quốc. Đó là điều chúng ta đã làm được tại Đông/Trung Âu trong thời gian chiến tranh lạnh và với Nam Phi, đặc biệt trong cuộc tuyển cử đưa Ngài Nelson Mandela trở thành Tổng thống năm 1994.
Về vấn đề pháp trị, tôi xin đưa ra vài ví dụ, thật sự thì người nước ngoài khó mà hiểu được rằng các phiên toàn tại Trung Quốc đơn thuần chỉ là màn kịch của Đảng. Luật sư người Canada Clive Ansley hành nghề 13 năm ở Thượng Hải, thụ lý khoảng 300 vụ kiện tụng trước khi trở về British Columbia. Ông đã đưa ra những lý giải về thực trạng xảy ra với ông Lưu Hiểu Ba, luật sư đạt Nobel Hòa bình, và luật sư Cao Trí Thịnh và những nhà bất đồng chính kiến khác: “Có một câu nói lưu hành trong giới luật sư và thẩm phán Trung Quốc, những người ủng hộ pháp quyền, câu nói đó là: ‘Những người hiểu rõ về vụ án thì không phán quyết, còn những người phán quyết thì không hiểu gì về vụ án….Không có gì diễn ra tại ‘phiên tòa’ có thể tác động đến các phán quyết”.
Vài năm trước đây, Ansley cũng đã lưu ý về một chỉ thị được ban bố trên khắp Trung Quốc đó là những người nước ngoài tại Trung Quốc không được thắng cái gọi là tòa án Trung Quốc. Đó là điều ông đã rút ra được sau khi trở về Canada. Vậy làm thế nào các nhà đầu tư thận trọng có thể đầu tư tiền vào Trung Quốc ngày nay?
Nền kinh tế của Đài Loan và Trung quốc
Theo tạp chí “Nhà Kinh tế” (The Economist) tuần từ 14 tháng 6 đến 20 tháng 6, các chỉ số kinh tế vào thời điểm hiện nay cho thấy nền kinh tế của Đài Loan đang vận hành tốt, cụ thể là dự kiến tăng trưởng kinh tế thực ở mức 3% trong năm 2014, cán cân thanh toán là 61,9 triệu đô-la trong vòng 12 tháng gần đây, lãi suất ở mức 1,5% (đối với trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm). Tỷ lệ thất nghiệp là 4% (thấp hơn một chút so với Trung Quốc, ở mức 4,1%) nhưng thấp hơn so với các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến.
Ngành sản xuất vẫn là ngành chủ đạo của hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển tốt, như Đài Loan, Trung Quốc, Đức và Hàn Quốc. Đài Loan không trở thành nền kinh tế đứng đầu trong các “con hổ Châu Á” trong vài thập kỷ trước đây, chủ yếu là vì sức mạnh trong lĩnh vực sản xuất của Đài Loan.
Người dân Canada phát hiện ra rằng rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong ngành sản xuất tại quê nhà đã biến mất vì những nhà đầu tư thiếu trách nhiệm mong kiếm được những món lời béo bở hơn khi đầu tư vào Trung Quốc. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều ý kiến trong các cuộc điều tra của Tổ chức Châu Á Thái Bình Dương của Canada cho thấy chỉ có 35% công dân Canada đánh giá Trung Quốc là một đối tác quan trọng, giảm 10% sau một năm. Việc thiếu tính pháp quyền cũng như tệ nạn tham nhũng ở Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu của việc sụt giảm mức tín nhiệm này. Theo như đánh giá của ông Lý Gia Thành, nhà tư bản giàu có nhất khu vực Châu Á, ông thích các thị trường được quản lý bởi hệ thống luật pháp. Rõ ràng, điều này đã làm tan đi giấc mộng của các nhà đầu tư Canada và các nhà đầu tư khác vào thị trường Trung Quốc. Liệu các nhà đầu tư thận trọng sẽ đầu tư gì ở Trung Quốc ngày nay?
Tôi được biết theo thống kê của nhà khoa học Greg Autry của bang California, nước Mỹ đã để mất đi ước tính khoảng 57.000 nhà máy và 20 triệu cơ hội việc làm trong ngành sản xuất vào tay Trung Quốc trong vòng hai thập kỷ qua. Có bao nhiêu cơ hội việc làm đã bị mất đi ở Đài Loan và ở các nước khác trong khoảng thời gian này vì cùng một lý do?
Đối với các công việc trong ngành dịch vụ, Autry đã hỏi Giáo sư Ann Lee của Trường Đại học New York trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chí Thương mại Toàn cầu (tháng 4 và 5 năm 2012): “Bạn có thể nói gì về việc một người Mỹ, người đã mất việc trong một xí nghiệp và phải làm 2 công việc bán lẻ không có lời, anh ta chuyên bán hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc cho người Mỹ, liệu mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có phải là cả hai bên cùng có lợi?”
Chính phủ, nhà đầu tư và thương gia có lẽ cần phải đặt câu hỏi rằng tại sao họ ủng hộ hành vi vi phạm các giá trị phổ quát và dân chủ để tăng khoảng thương mại và đầu tư với Trung Quốc. Kết quả khiến cho rất nhiều công việc chuyển sang Trung Quốc và tiếp tục làm tăng tổn thất trong mối quan hệ thương mại/ đầu tư song phương.
Liệu chúng ta có đang qua chú trọng tới những món hàng tiêu dùng giá rẻ mà lờ đi cái giá phải trả về con người, xã hội và môi trường tự nhiên chỉ vì hàng triệu người Trung Quốc tham gia sản xuất hàng hóa rẻ tiền nhưng không quan tâm đến các vấn đề kể trên?
Liệu nhà máy Foxconn ở Trung Quốc (do một người Đài Loan sở hữu), sản xuất iphone hiệu Apple và các phụ kiện với khoảng 700.000 nhân viên, trở thành một mô hình cho Đài Loan trong tương lai dưới các thỏa thuận hẹp? Có người đã đến thăm nhà máy Foxconn này đã nói với tôi rằng một nửa số nhân viên làm việc ở đây, có độ tuổi từ 16 đến 35, sống trong các khu nhà tập thể. Ở đó có bể bơi và phòng tập thể thao, tuy nhiên, tất cả đều phủ dày bụi, chứng tỏ hiếm khi chúng được dùng đến. Khi hỏi về hệ thống trên mái nhà để cứu thoát công nhân có ý định tự tử, anh ấy mới biết rằng tỷ lệ tự tử ở nhà máy Foxconn không cao hơn tỷ lệ chung của các nhà máy trên khắp Trung Quốc.
Năm ngoái, Wal-mart đã cam kết thuê hơn 100.000 cựu chiến binh Mỹ và sẽ tăng cường nhập hàng từ nhà cung cấp trong nước. Những nhà bán lẻ đã thông báo rằng có một kế hoạch gồm 3 phần sẽ được thực hiện để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, bao gồm việc chi khoảng 50 triệu đôla để mua nhiều hơn các hàng hóa được sản xuất ở Mỹ trong vòng 10 năm tới và hỗ trợ công nhân chuyển từ làm việc bán thời gian sang toàn thời gian. Liệu những công ty có trách nhiệm của Đài Loan, Canada và các công ty khác có nhận ra rằng công dân với các công việc tốt ở nhà máy chính là đối tượng tiêu dùng dồi dào nhất của họ?
Kết luận của Jonathan Manhorpe đăng trên tờ Vancourver Sun vài năm trước cho rằng Trung Quốc ngày nay là tập hợp đủ loại: “Một chính quyền địa phương không có các hệ thống chức năng để tăng thuế doanh thu và với vô số vấn đề tham nhũng, bán đất lấy tiền… (đầu tiên là cưỡng chế nông dân rời khỏi đất của họ). Và Trung Quốc hiện nay, chính quyền tự trị có quyền chỉ đạo ngân hàng cho các công ty đầu tư phát triển vay tiền. Vì thế, chính quyền địa phương thì có tiền, các công ty thuộc sở hữu của chính quyền địa phương thì xây dựng đầu cơ các tổ hợp nhà ở dân sự và công nghiệp và mọi việc có vẻ khá suôn sẻ”.
Manhorpe kể câu chuyện về việc đã xây dựng khu chung cư cao cấp ven biển có giá lên đến 70.000 tệ/m2 (tương đương 11.000 đôla/m2), tức vào khoảng hai lần thu nhập trung bình hàng năm của một người dân. Để mua được một căn hộ với diện tích 150m2 trong chung cư này thì một người dân trung bình phải để dành thu nhập của mình trong vòng 350 năm. Liệu đây có phải là một bong bóng nhà đất không, liệu nó sẽ nổ kéo theo sự thất bại của nhiều người?
Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc ngày nay do các ngân hàng quốc doanh chiếm ưu thế, chủ yếu việc vay vốn được ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và phải trả khoảng 0.3% cho các khoản tiền gửi. Cũng không có hệ thống bảo hiểm tiền gửi, những ngân hàng này khuyến khích người gửi tiền đầu tư vào các ngành rủi ro và chứng khoán. Một lượng lớn tiền trong các ngân hàng có vấn đề tuy nhiên lại có rất ít các quy định. Các ngân hàng này cũng nắm giữ rất nhiều khoản nợ của Trung quốc mà từ năm 2008 đã tăng đến khoảng 210% tổng sản phẩm quốc nội. Điều gì sẽ xảy ra khi ước tính 23 nghìn tỷ đô bong bóng tín dụng bị vỡ?
Autry/Navarro
Ông Grey Autry và Peter Navarro của Trường Đại học California kết luận rất thuyết phục rằng thị trường tiêu dùng trên toàn thế giới đã bị Trung Quốc chế ngự thông qua việc lừa đảo quy mô lớn. Hai người đã đưa ra các dự thảo nhằm đảm bảo các giao dịch thương mại công bằng. Đặc biệt, bản dự thảo yêu cầu tất cả các quốc gia nên:
“Xác định rằng việc thao túng tiền tệ là trợ giá xuất khẩu bất hợp pháp, đồng thời bổ sung chúng vào các loại trợ giá khác khi tính toán các hình phạt chống phá giá;
Tôn trọng sở hữu trí tuệ, áp dụng và tăng cường vấn đề bảo vệ sức khỏe, an toàn và các quy định về môi trường phù hợp với chuẩn mực quốc tế; cấm sử dụng các hình thức cưỡng ép lao động, không chỉ trên giấy như hiện nay và đảm bảo mức lương và các điều kiện làm việc tốt cho tất cả nhân viên;
Áp dụng điều khoản để bảo vệ môi trường tự nhiên trong các hiệp định song phương và đa phương để bảo tồn ‘sự vận hành đối với các vấn đề của môi trường’ ở Trung Quốc và các nơi khác nữa”.
Kết luận
Các công dân Trung Quốc cũng mong muốn mọi điều giống như chúng ta, được tôn trọng, đảm bảo giáo dục, an toàn và an ninh, có được công việc tốt, pháp quyền, dân chủ và việc quản lý tốt cũng như gìn giữ môi trường tự nhiên. Nếu như ĐCSTQ chấm dứt các vi phạm có tính hệ thống về quyền con người trong nước và ngoài nước, ứng xử với các đối tác thương mại một cách minh bạch và công bằng, thế kỷ mới có thể mang đến sự hòa hợp và gắn kết đối với Đài Loan, Trung Quốc và thế giới.
Sinh viên các nơi đã tập trung để nói lên vấn đề quan ngại của họ đối với nền dân chủ của Đài Loan vốn là “Sự tân tiến của đảo quốc” nhằm thuyết phục các lãnh đạo cần có sự quản lý tốt hơn. Người Đài Loan xứng đáng có được sự hỗ trợ của hơn 23 triệu người Đài Loan, người Canada và tất cả những người dân chủ khác trên thế giới.
Với sự lo ngại rằng vẫn còn có những nghi ngờ, Tòa án Liên bang của Canada đã tuyên bố rằng Đài Loan thực sự là một nước có chủ quyền trong vòng các năm qua. Các chính quyền của Canada luôn bằng mọi cách tập trung vào việc ủng hộ các phán quyết của Tòa án Liên bang.
Một điểm xuất phát tốt cần làm sớm đối với Canada và các nước khác là làm theo như New Zealand đã làm trong việc đạt được những thỏa thuận thương mại với Đài Bắc.
Xin cảm ơn.
Theo Đại Kỷ Nguyên