Tinh Hoa

Những tác phẩm Origami tuyệt vời từ giấy và toán học

Nếu bạn- một người lớn, vẫn luôn lâng lâng tự hào về mình khi nhớ lại cách gấp một cần cẩu origami hay một chiếc mũ samurai, vậy thì cuộc triển lãm dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn hạ cánh xuống mặt đất và thực sự truyền cảm hứng cho bạn.

‘Lưới hoa’, của Evan Zodl, Hoa Kì. (Samira Bouaou/Epoch Times)

Triển lãm origami đầu tiên ở Mỹ đã diễn ra cách đây 55 năm tại Cooper Union- Vì sự tiến bộ của Khoa học và Nghệ thuật (gọi tắt là Cooper Union). Bề mặt cho đến cấu trúc (Surface to Structure) là tên của cuộc triển lãm, và trong 134 tác phẩm của 88 nghệ sĩ, cho thấy cách thiết kế origami đang phát triển với việc sử dụng các phần mềm hình ảnh và toán học phức tạp.

“Một trong những mục tiêu của tôi là phá vỡ những gì nhận thức truyền thống về origami- rằng đó là nghề thủ công gấp giấy đơn giản trong khi thực tế, nó có thể là một hình thức nghệ thuật nghiêm túc hơn”- phụ trách triển lãm Nguyễn Uyên cho biết.

Giống như bao đứa trẻ khác, Uyên đã gấp máy bay giấy và các thứ đơn giản khác, nhưng cô chỉ trở nên nghiêm túc quan tâm đến origami hơn trong khóa học về kỹ thuật của mình tại Cooper Union.

Đối với dự án cao cấp của mình, cô đã làm việc trên một thiết kế cho một ống đỡ động mạch origami (origami stent) có khả năng tự mở ra và giãn ra để giữ cho động mạch mở. Mặc dù thiết kế không hoàn toàn có kết quả theo mong muốn, nhưng cô đã không còn cái cảm giác thỏa mãn với hiểu biết của mình về các khía cạnh kỹ thuật cao cấp hơn trong nghệ thuật gấp giấy.

“Có rất nhiều ứng dụng toán học trong origami” – Uyên nói. “Có hai hướng đi – bạn có thể sử dụng origami để nghiên cứu toán học, và cũng có thể sử dụng toán học để tạo ra origami phức tạp hơn”.
 ‘Mây’, của Scott Macri, Hoa Kì. (Samira Bouaou/Epoch Times)

Toán học và Origami

Bậc thầy origami Mỹ Robert Lang đã viết phần mềm được gọi Tree Maker cho phép ông tạo ra một mô hình nếp gấp có thể in từ một bản vẽ thô. Tác phẩm của ông trong triển lãm bao gồm một chú chim ưng, một con kền kền, một con gà tây tên là Richard, và một chiếc áo khoác màu vàng giống thật đến kinh ngạc.

Một số tác phẩm được trưng bày cùng với bản in của mô hình để người xem có thể tìm hiểu về số lượng nếp gấp cao, nếp gấp thấp, và nếp gấp trục cần thiết để tạo hình côn trùng nhỏ hoặc chim.

Martin và Erik Demaine, hai cha con là giáo sư của MIT, đã tạo ra tác phẩm điêu khắc nhấp nhô bắt đầu bằng vòng tròn đồng tâm xoắn vào giấy. Đối với họ, origami là một cách để hiểu các ứng dụng của nếp gấp cong trong sản xuất và kỹ thuật.

“Toán học về những nếp gấp cong chưa được định nghĩa và được biết đến như là nếp gấp tuyến tính và đó là một trong những chủ đề mà họ quan tâm”- Uyên nói.

Một số nghệ sĩ áp dụng toán học để tạo mô-đun origami, là mô hình tinh vi và phức tạp được tạo nên bằng cách ráp nhiều hình gấp cơ bản. Những người khác khảm màu vào thiết kế của họ trên một mặt phẳng. Thomas Crain tạo nên một chiếc giỏ từ những tấm lưới đan rất khéo trông như thể tấm lưới này được đan từ các dải giấy riêng biệt, nhưng thực ra các họa tiết trên chiếc giỏ đan này được tạo ra chỉ bằng những nếp gấp đan xen – cũng không khó lắm cho những người mới bắt đầu gấp giấy.

Để hiểu được logic của các cấu trúc đặc biệt phức tạp đòi hỏi sự nhạy bén kỹ thuật nghệ sĩ từ người xem. Nhưng tất cả các tác phẩm đều là màn trình diễn thị giác tuyệt vời và không đòi hỏi quá nhiều tính toán để có thể đánh giá.

Không chỉ là gấp giấy

Trong tiếng Nhật, “Origami” có nghĩa là “gấp giấy”, nhưng điều đó không có nghĩa là các nguyên tắc của origami không áp dụng cho các phương tiện khác.

Anh Tomohiro Tachi đến từ Nhật Bản đã cắt một tấm kim loại theo một mô hình origami và uốn nó thành một cái gì đó tương tự như một phiên bản góc cạnh theo tác phẩm “Cổng mây” của Anish Kapoor ở Chicago.

Một số tác phẩm của triển lãm liên quan đến thời trang, trong đó, sử dụng nếp gấp để khéo léo tạo dáng các bề mặt, và biến chúng thành các trang phục. Các trang phục và phụ kiện ở đây mượn các yếu tố trực tiếp từ origami hoặc được tạo ra hoàn toàn bằng origami, như trong thiết kế váy “Nếp gấp co giãn” của Jule Waibel.

Một video kèm theo cho thấy một người mẫu nhảy múa trong trang phục origami. Khi người mẫu di chuyển, các hình dạng phức tạp như phần váy sẽ phồng và uốn cong lên, liên tưởng đến điệu nhảy tìm bạn của loài chim thiên đường.

Tác phẩm có tính công nghệ cao trong triển lãm là “Oribotics” của Matthew Gardner, đây là một sự kết hợp giữa origami với robot. Có ba bông hoa giấy được điều khiển bởi cảm biến chuyển động mở và đóng khi du khách đến gần.

Tuy nhiên, đối với tất cả các công nghệ liên quan đến origami hiện đại, không gì có thể thay thế cho bàn tay con người. Hầu hết các origami vẫn được thực hiện bằng những nếp gấp chính xác, hết lớp này đến lớp khác.

“Chúng tôi, những người đam mê môn nghệ thuật này đều biết rằng mình có chút gì đó ám ảnh với những nếp gấp”- Nguyễn Uyên cho biết. “Rất nhiều lần khi bạn gấp, những nếp gấp không chuẩn xác khiến đường nét mô hình tạo ra không đều, và thành quả nghệ thuật của bạn có thể làm bạn sởn gai ốc”.

Một bằng chứng nữa cho câu thành ngữ cổ rằng kỹ thuật thì chỉ thông minh như người dùng nó.

Mời các bạn cùng thưởng thức một số tác phẩm trong buổi triễn lãm này:

‘Những chiếc hộp lồng ghép’, của David Huffman, chỉnh sửa Eli Davis, Erik Demaine, Martin Demaine, and Jennifer Ramseyer, gấp bởi Eli Davis and Jennifer Ramseyer, Hoa Kì. (Samira Bouaou/Epoch Times)



‘Gorilla’, của Nguyễn Hùng Cường. (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Sứa’, của Beth Johnson, Hoa Kì.  (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Thánh Michael – Tổng lãnh thiên thần’, của Trần Trung Hiếu.  (Samira Bouaou/Epoch Times)

‘Nếp gấp co giãn’, của Jule Waibel, Anh.  (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Phượng hoàng’, của Satoshi Kamiya, Nhật Bản. (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Ngôi sao nhị thập diện’, của Evan Zodl, Hoa Kì. (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Bất đối xứng’ và ‘Kẻ hủy diệt IV’, của Erik and Martin Demaine, Hoa Kì, (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Ngựa và chó’, của David Brill, Anh. (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Chuyển động của thỏ’, của Ronald Koh, gấp bởi Ng Boon Choon, Singapore / Malaysia. (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Chuột đồng’, của Bernie Peyton, Hoa Kì. (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Lưới pha lê kim cương’, của Jeannine Mosely, Hoa Kì. (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Kính vạn hoa’, của Nguyễn Uyên. (Samira Bouaou/Epoch Times)


‘Tô cách điệu’, của Linda Smith, Hoa Kì. (Samira Bouaou/Epoch Times)

Theo Đại Kỷ Nguyên