Tinh Hoa

Cùng kỳ quan thế giới thức tỉnh lương tâm người Trung Quốc

“Chúng tôi đang cố gắng nâng cao nhận thức của người dân Trung Quốc vì họ không tiếp cận được với bất cứ sự thật nào bên trong đất nước của họ.”

Biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” được một học viên Pháp Luân Công giương lên tại Grand Canyon để phản đối những lời tuyên truyền dối trá của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với 100 triệu người thực hành môn tập này. Ảnh chụp vào ngày 8/6/2014. (Cat Rooney/ Đại Kỷ Nguyên)

GRAND CANYON, Arizona – Tháng này các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức một cuộc trưng bày để nói với người dân Trung Quốc cùng các du khách khác về một tình cảnh mà ĐCSTQ đang che giấu – theo như họ nói.

“Chúng tôi đang cố gắng nâng cao nhận thức của người dân Trung Quốc vì họ không tiếp cận được với bất cứ sự thật nào bên trong đất nước của họ, do cả hệ thống  truyền thông là để dành cho mục đích tuyên truyền”- Mel Etherton, một trong những người tổ chức sự kiện đã nói. Các tấm biểu ngữ viết “Pháp Luân Công là tốt” và “Ngừng giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng”.

Bảy Kỳ Quan

Cả nhóm chọn Grand Canyon vì sự nổi tiếng của nơi đây. “Grand Canyon là một địa điểm du lịch phổ biến”- Fen Ho, một học viên Pháp Luân Công ở Arizona nói. Ở Trung Quốc, các học sinh được dạy về “Bảy Kỳ Quan Tự Nhiên của Thế Giới, và Grand Canyon là một trong số đó”.

“Để họ được biết điều gì đang xảy ra bên trong đất nước của chính họ và rằng tội ác đang diễn ra là điều rất quan trọng, nhờ vậy họ có thể thay đổi quan điểm của mình và có lẽ làm được điều gì đó”- Etherton nói.

“Đặc biệt, chúng tôi muốn nâng cao nhận thức không chỉ cho người dân Trung Quốc mà còn cho người Mỹ và những người dân trên toàn thế giới, về tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công đang xảy ra [như một phần của cuộc đàn áp ở Trung Quốc], một trong những tội ác kinh khủng nhất trên thế giới của chúng ta ngày hôm nay”. Theo trang web của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp: “Pháp Luân Công là một môn tập tinh thần cổ xưa của Trung Quốc thuộc về trường phái Phật Gia”.

Kỷ niệm Vụ thảm sát Thiên An Môn

Theo hai nhà hoạt động nhân quyền người Canada David Matas và David Kilgour, chế độ ĐCSTQ đã hỗ trợ cho việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân chính trị, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công. Cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” của cả hai miêu tả chi tiết những điều họ đã tìm hiểu được qua quá trình điều tra trong nhiều năm.

Etherton đã được cho phép trưng bày thông tin nhờ vào Đạo Luật Bổ Túc Thứ Nhất(*). Tất cả các Vườn Quốc Gia đã để dành một khu vực cho mọi người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng và tự do hội họp, vốn được công nhận bởi Đạo Luật này. Ngày tổ chức sự kiện trùng với ngày 4 tháng 6, ngày kỷ niệm 25 năm sau Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, một sự kiện đã bị kiểm duyệt ở Trung Quốc.

Cô nói rằng cô cảm thấy những nỗ lực nâng cao nhận thức trong dân chúng đã rất thành công. “Chúng tôi đã thật sự làm lay động được rất nhiều người, rất nhiều người đã dừng lại và hỏi thêm thông tin, và rất ngạc nhiên vì họ không biết chuyện này đang diễn ra. Nhiều người thậm chí đã cảm ơn chúng tôi vì đã đến. Tôi cảm thấy chúng tôi đã khá thành công với cố gắng đầu tiên của mình  ở địa điểm này”.


Quyền tự do ngôn luận ở nơi công cộng được Hiến pháp Mỹ công nhận; tuy nhiên, cần giấy phép đặc biệt từ những người quản lý công viên. Ảnh chụp ngày 6/6/2014. (Joyce Mitchell/ Đại Kỷ Nguyên)


Đạo Luật Bổ túc Thứ Nhất cho phép các học viên Pháp Luân Công (phải) có quyền tự do tụ họp và ngôn luận để nói với nữ du khách từ Anh Quốc về môn tập và cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, ngày 6/6/2014. (Cat Rooney/ Đại Kỷ Nguyên)


Đạo Luật Bổ túc Thứ Nhất cho phép trưng bày, phân phát các bảng thông tin, tờ rơi, và poster về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 6/6/2014. (Joyce Mitchell /Đại Kỷ Nguyên)

Grand Canyon (Hẻm Núi Lớn) là một địa điểm hấp dẫn khách du lịch, vì nơi đây là một trong Bảy Kỳ Quan Tự Nhiên của Thế Giới. Ảnh chụp ngày 6/6/2014. (Cat Rooney/ Đại Kỷ Nguyên)

Ghi chú của người dịch:

(*) Trích đoạn Đạo Luật Bổ túc Thứ Nhất (First Amendment) trong Hiến Pháp Mỹ:

“Quốc Hội sẽ không ban hành bất cứ luật nào liên quan đến việc thành lập và thực hành tôn giáo, hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí hoặc quyền tụ họp một cách ôn hòa, đồng thời sẽ kiến nghị lên chính phủ để giải quyết những điều bất bình của dân chúng”.

Bài liên quan: