Tinh Hoa

Người cổ đại sáng tạo công cụ từ 300 triệu năm trước?

Bức ảnh chụp phiến đá vôi: Vài người cho rằng, những vật thể nhân tạo được phát hiện dưới lớp đá vôi vào thế kỷ 18 chính là bằng chứng cho thấy con người đã xuất hiện trên trái đất từ hàng triệu năm về trước và thậm chí còn có nền văn minh phát triển vượt bậc.

 

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại hiện tại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học huyền bí” của Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Bạn mới là người quyết định.

Oopart (out of place artifact – đồ tạo tác không phù hợp với niên đại) là một thuật ngữ chỉ nhiều vật thể thời tiền sử tại nhiều nơi khác nhau trên khắp thế giới, chúng có thể mang theo tiến bộ kỹ thuật không hợp lý so với thời gian được làm ra. Những Oopart thường làm các nhà khoa học nghiên cứu theo kiểu truyền thống phải đau đầu, làm thỏa thích các nhà nghiên cứu ưa khám phá, giúp mở ra một lý thuyết mới thay thế, và châm ngòi cho các cuộc tranh luận.

Vào thế kỷ 18 tại Pháp, công nhân một mỏ đá gần Aix-en-Provence đã khám phá ra một điều mà đến nay vẫn còn là một là bí ẩn.

Họ đã đào xuống từng lớp đá vôi. Đến lớp cát giữa tầng đá thứ 11 và 12 thì tìm thấy những vật thể nhân tạo dường như đang chế nhạo toàn bộ lịch sử tồn tại của loài người trên Trái Đất này. Khám phá đã được ghi chép trong Tạp chí Khoa học và Nghệ thuật Mỹ (American Journal of Science and Arts) vào năm 1820 bởi T. D. Porter, người đã phiên dịch toàn bộ công trình “Khoáng vật học” của Count Bournon. Bài viết có phiên bản trực tuyến tại  Internet Archive, một tổ chức phi lợi nhuận xây dựng thư viện trực tuyến với các bản sao tác phẩm với phiên bản kỹ thuật số.

Mặc dù Porter không đưa ra niên đại của những vật thể dựa trên địa điểm được phát hiện, nhưng Roy Bainton đã viết trong “Cuốn sách tổng hợp về các dị tượng không thể giải thích” (The Mammoth Book of Unexplained Phenomena) của mình rằng các lớp đá vôi xung quanh có niên đại lên tới 300 triệu năm tuổi.

Porter đã trích dẫn lời Bournon: “Họ phát hiện những gốc cột và mảnh vỡ của những phiến đá được chế tác dở dang, và loại đá này tương tự với những thứ thuộc về mỏ đá. Hơn nữa họ còn tìm thấy tiền xu, cán búa, và mảnh vỡ của các công cụ bằng gỗ. Nhưng điều chủ yếu thu hút họ, chính là một lớp đá dày khoảng 2.54 cm (1 inch) và dài hơn 2m.”

Lớp đá này có hình dạng tương tự như kiểu mà thợ xây và thợ mỏ hiện đại thường áp dụng. Dường như con người từng tham gia vào việc tương tự như khai thác mỏ – trước cả thời điểm mà loài người được cho là tồn tại, huống chi là sử dụng công cụ.

Các phiến đá với phần được chế tác vẫn còn y nguyên, nhưng tất cả dụng cụ bằng gỗ đã biến thành mã não, một loại đá cứng.

Porter dẫn tiếp lời nhận định của Count Bournon: “Ở đây, chúng ta có các vết tích của một công trình được thực hiện bởi bàn tay con người, nằm sâu 15 m dưới lòng đất, và được phủ lên bởi 11 lớp đá vôi chắc chắn. Mọi thứ đều theo hướng chứng minh rằng công trình này đã được tạo ra ngay tại nơi các vết tích tồn tại. Phải chăng loài người đã hiện diện trước cả khi những phiến đá này được hình thành, và khi đã phát triển đến một trình độ văn minh và nghệ thuật nhất định thì họ đã tiến hành chế tác những phiến đá và tạc nên những cột trụ từ đá này?

Theo Đại Kỷ Nguyên