Trung Quốc và Nga đã kí một tuyên bố chung. Tuyên bố này diễn ra song song với cuộc diễn tập quân sự lần thứ ba giữa hai quốc gia ở biển Hoa Đông. Truyền thông Đại Lục đánh giá cao quan hệ Trung – Nga. Giới quan sát nhìn lại những năm 1950, khi cả hai nước cũng từng hợp tác về chính trị, kinh tế và quân sự. Họ đặt câu hỏi về biểu hiện mới của mối quan hệ Nga -Trung, một vài người ám chỉ mối quan hệ này là sự thao túng lẫn nhau giữa hai nước.
Một tuyên bố chung được kí bởi Nga và Trung Quốc vào ngày 20 tháng 5 nhằm thắt chặt mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hai bên sẽ duy trì và tăng cường đối thoại cấp cao, thiết lập cơ chế hợp tác khi cần thiết. Tuyên bố cũng chỉ ra rằng mối quan hệ mới này sẽ giúp cải cách nền kinh tế ở cả hai quốc gia, đồng thời thúc đẩy một trật tự quốc tế công bằng, hợp lý hơn.
Sau tuyên bố, truyền thông Nhật cho rằng hợp tác cấp cao Nga-Trung chủ yếu nhằm kiềm chế Nhật Bản. Trong khi Nhật có tranh chấp lãnh thổ với cả hai quốc gia này. Bộ ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi Nga ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, đồng thời kêu gọi Nga ngừng chia rẽ Ukraine.
Chuyên gia về Trung Quốc Li Shanjian cho rằng, tình hình quốc tế hiện nay buộc hai nước phải cùng hợp tác. Mỹ đã xoay trục trọng tâm chuyển từ Trung Đông sang Châu Á. Điều này góp phần đẩy mạnh cô lập và kiềm chế Trung Quốc. Nga thì vấp phải sự trừng phạt của cả Mỹ và EU về vấn đề Ukraine và Crimea. Do đó, Trung Quốc và Nga phải cùng hợp tác bổ sung cho nhau những nhu cầu về chính trị và kinh tế.
Li Shanjian: “Trung Quốc và Nga như hai người cùng cảnh ngộ. Trung Quốc cần năng lượng và vũ khí quân sự từ Nga, trong khi Nga lại cần tiền. Nhu cầu bổ sung cho nhau là nền tảng mối quan hệ giữa hai nước, vốn rất không bền vững. Một khi nhu cầu này không còn nữa, thì mọi thứ cũng chấm dứt, bởi lẽ không có một thiện ý nào trong mối quan hệ giữa hai bên.”
Tuyên bố chung nhấn mạnh cả hai bên sẽ nâng kim nghạch thương mại lên 100 tỉ USD vào năm 2015. Và sẽ tiếp tục tăng lên đến 200 tỉ USD vào năm 2020, nhằm thúc đẩy thương mại song phương, đầu tư, và cho vay. Đồng thời tuyên bố cũng xúc tiến mở rộng quy mô thanh toán trực tiếp bằng tiền tệ quốc gia của hai nước.
Tuyên bố cũng bao gồm tích cực đẩy mạnh hợp tác song phương trong các dự án năng lượng. Gồm có dầu và gas, và bắt đầu tiến hành cung cấp khí gas tự nhiên và điện cho Trung Quốc.
Truyền thông Đại lục đưa tin rằng Trung Quốc sẵn sàng dỡ bỏ thuế nhập khẩu khí đốt từ Nga. Khí đốt tự nhiên Nga bán cho Trung Quốc có giá cao hơn so với các quốc gia Trung Á.
EU phản đối Nga chiếm đóng tại Crimea, do đó đã giảm lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Trong lúc đó, diễn tập hải quân Trung – Nga đang diễn ra trong khoảng thời gian từ 20 và 26 tháng 5, tại Biển Hoa Đông.
Sun Wenguangm, nguyên phó giáo sư đại học Sơn Đông: “Trung Quốc là chế độ toàn trị còn Nga là một đất nước độc tài. Họ có thể thiết lập mối quan hệ hữu nghị bất cứ lúc nào, như giữa Liên Xô và Trung Quốc trong quá khứ. Nhưng mối quan hệ này không đáng tin, vì cả hai nước đều không hợp nhau. Hận thù có thể khiến hai bên trở mặt thành thù. Trong 10 năm, mối hằn thù này có lẽ vẫn chưa thể hòa giải được.”
Cây viết tự do Liu Yiming đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga. Cả hai có vẻ rất thân thiết, nhưng lại có mâu thuẫn.
Liu Yiming: “Tôi chỉ nghĩ đơn thuần rằng mối quan hệ giữa hai bên không bền vững, vì cả hai nước đều chuyên quyền. Thực tế, Trung Quốc đã ký thỏa thuận dầu khí với Nga, tôi nghĩ, là có liên quan đến tình thế toàn cầu hiện nay. Nga trở thành một quốc gia bị cô lập mạnh mẽ. Trung Quốc cũng bị cô lập tương đối, vì có thể chế chính trị khác biệt với nhiều nước khác, họ đang cùng trên một con thuyền.”
Sun Wenguang, nguyên phó giáo sư Đại Học Sơn Đông, đã so sánh mối quan hệ này với mối quan hệ giữa Mỹ, Anh và Pháp. Ba quốc gia này đã có mối quan hệ tốt đẹp, đặc biệt là trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sun Wenguang tin rằng đề cao các giá chung như nhân quyền, dân chủ và tự do chính là vấn đề mấu chốt.
Li Shanjian giải thích cách ĐCSTQ dựng nên những tuyên truyền chống Mỹ.
Mặc dù vậy, Mỹ và các nước phương Tây khác, trừ Nga, vẫn là lựa chọn hàng đầu trong việc định cư của công dân lẫn quan chức Trung Quốc. Người dân Trung Quốc nhìn chung giữ một thái độ thù địch với Nga. Điều này không chỉ vì cuộc xâm lấn quy mô của Nga ở miền Bắc Trung Quốc, mà còn do nơi đây đã xuất khẩu chủ nghĩa cộng sản và cách mạng bạo lực sang Trung Quốc.
Liu Yiming phân tích rằng thậm chí ngay cả khi Tuyên bố chung Nga – Trung nhằm mục đích chống lại Mỹ, thì cả hai đất nước vẫn sẽ không thể cùng chung một nhịp đập. Ông dự đoán khả năng rất cao rằng thất bại sẽ thuộc về Trung Quốc. Nguyên nhân vì quân đội tham nhũng và thiếu khả năng chiến đấu.