Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thái Prayuth Chan-ocha trong cuộc họp báo sau khi lệnh thiết quân luật được ban bố, 20/5/2014.
BANGKOK — Một ngày sau khi thực hiện cuộc đảo chính, quân đội Thái Lan triệu tập các chính trị gia quan trọng tới văn phòng quân đội kể cả quyền Thủ tướng trước và cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Trong khi đó, Tướng Prayuth Chan-ocha, đã tự xưng là quyền Thủ tướng.
Vị tướng lĩnh quân đội này giờ đây là người điều hành chính phủ Thái Lan.
Ông Prayuth Chan-ocha, người tự xưng là quyền Thủ tướng và cũng là người bảo hoàng nhiệt thành, đã khiến cho hai người tiền nhiệm dân sự của ông sợ hãi và tới trình diện tại một cơ sở của quân đội với lời đe dọa bắt giữ nếu họ không tuân hành. Tổng cộng có 155 người đã được báo là không được rời khỏi nước.
Hôn thứ Sáu, người đứng đầu tập đoàn quân nhân đã triệu tập các công nhân viên chức cũng như mời các cơ quan ngoại giao và tùy viên quân sự các sứ quán tới dự cuộc họp để giải thích những thực tại mới tại hiện trường của vương quốc này.
Dường như cũng giống như các trưởng phái bộ ngoại giao khác, Đại sứ Hoa Kỳ Kristie Kenney đã không chấp nhận lời mời này. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, bà nói rằng, bất chấp lệnh thiết quân luật hôm thứ Ba, cuộc đảo chính được loan báo hai ngày sau đó đã diễn ra “một cách khá bất ngờ” và điều đó sẽ gây phương hại tới mối quan hệ giữa Bangkok và Washington. Bà cho biết:
“Chúng ta có một mối quan hệ lâu đời. Nhưng một cuộc đảo chánh ở Thái Lan sẽ có một hệ quả tiêu cực. Sẽ có một cuộc duyệt xét lại ở cấp bậc cao tại Washington bởi chính phủ Hoa Kỳ về viện trợ của chúng tôi và các cam kết của chúng tôi với Thái Lan, đặc biệt là với quân đội Thái. Vì thế điều đó sẽ được xem xét tới rất cẩn thận.
Gần như suốt ngày thứ Sáu, các kênh truyền hình Thái chỉ tiếp tục truyền đi các chương trình của đài truyền hình quân đội, với hầu hết là âm nhạc ái quốc xen kẽ với những loan báo của Ủy ban Duy trì Hòa bình và Trật tự Quốc Gia mới được thành lập. Một số kênh đã trở lại các chương trình thường lệ vào buổi tối.
Mặc dù có cuộc đảo chính này, cuộc đảo chính thứ 12 trong tám thập niên của Thái Lan, có ít sự hiện diện đáng kể của binh sĩ trên đường phố thủ đô.
Một cuộc biểu tình nhỏ nhưng đáng kể được tổ chức bởi các sinh viên đại học đã bất chấp lệnh của quân đội là không được tụ tập nơi công cộng trên năm người. Họ đã trút nỗi giận dữ lên các binh sĩ và lên án cuộc đảo chính.
Ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng nhất của cuộc đảo chính này có phần chắc sẽ là ngành công nghiệp du lịch béo bở của Thái Lan.
Trên đảo du lịch Phuket, doanh nhân Sanga Ruangwattanakul nói rằng cuộc đảo chính này đã gây tệ hại thêm cho một năm vốn đã xấu sau nhiều tháng xáo trộn chính trị. Doanh nhân này cho biết:
“Hình ảnh tai hại lớn là chúng tôi đã có nhiều hủy bỏ trong năm nay, từ bây giờ, và nhiều cuộc đặt trước trên mạng đã bị hủy bỏ.”
Ðất nước hiện bị giới nghiêm hàng đêm không biết được chế độ quân trị sẽ kéo dài bao lâu và những hạn chế vẫn tiếp tục.
Sau cuộc đảo chính năm 2006, phải 15 tháng nữa mới tổ chức bầu cử.
Theo VOA