Gần đây, một cư dân mạng Trung Quốc liên lạc với Truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) đã thuật lại ca ghép thận của anh 13 năm trước. Anh nói có 14 bệnh nhân đã được thay thận cùng lúc với anh ở bệnh viện. Bác sỹ nói với anh rằng người hiến tặng thận rất khỏe mạnh. Nhưng bệnh nhân này ghi ngờ rằng thận đó lấy từ chiến dịch mổ cướp nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công.
Bệnh nhân này không tiết lộ tên vì lý do an toàn, anh kể cho NTD về trải nghiệm của anh ở Quảng Châu.
Cư dân mạng này nói: “Tôi bị tăng ure máu do suy thuận vào năm 2001. Hai tháng sau tôi được thay thận. Tôi may mắn chỉ phải đợi 30 phút sau khi xếp hàng. Họ gửi bản fax mẫu máu của tôi, nửa tiếng sau họ yêu cầu tôi ở lại bệnh viện đến ngày hôm sau”.
Cư dân mạng này tiết lộ rằng anh đã được phẫu thuật ở Quảng Châu, chi phí mất 80.000 nhân dân tệ (hơn 250 triệu VNĐ). Một bác sỹ quân đội đã phẫu thuật cho anh. Bác sỹ quân đội này có nói anh biết một số thông tin.
Cư dân mạng Trung quốc này nói: “Do bạn gái tôi là y tá nên vị bác sỹ quân đội này cho tôi biết người hiến tặng 28 tuổi, khỏe mạnh, người tỉnh Quý Châu. Anh ta chỉ nói với tôi 3 thông tin như vậy. Họ không nói người hiến tặng làm nghề gì, kể cả tên”.
Anh này còn cho biết có 13 bệnh nhân tăng ure máu khác cũng được phẫu thuật cùng ngày.
Anh nói: “Ngày hôm đó, 13 người khác cũng được cấy ghép thận. 7 người từ Đài Loan, 7 người Trung Quốc đại lục, trong đó có tôi. Chúng tôi đợi trong phòng phẫu thuật, các quả thận được chuyển tới bằng máy bay. Trong phòng phẫu thuật, tôi có thể nghe thấy tiếng xe cứu thương chạy đến. Chúng tôi biết rằng những quả thận đã đến nơi. Các bác sỹ bắt đầu ca mổ”.
Theo các thông tin ghi nhận được, quy trình cấy ghép tạng thật sự rất phức tạp. Đầu tiên phải tìm mẫu máu phù hợp, sau đó phải tìm được người hiến tặng phù hợp. Điều này cho thấy người cư dân mạng này đã rất may mắn? Làm sao để chỉ 30 phút đã tìm ra thận phù hợp? Hơn nữa, có 14 người cùng cấy ghép thận trong cùng một ngày. Làm sao lại có lại có quá nhiều người may mắn được hiến tặng trong ngày như vậy?
Theo báo cáo của Bộ Y Tế Hoa Kỳ đăng trên trang mạng organdonor.gov, một bệnh nhân thận ở Mỹ cần phải đợi khoảng 1.121 ngày để có thận cấy ghép. Một bệnh nhân gan cần đợi 796 ngày, bệnh nhân tim phải đợi 231 ngày. Đây cũng là khoảng thời gian tương ứng mà bệnh nhân Trung Quốc phải đợi trong thời kỳ trước năm 2000.
Vào tháng 3/2010, một nhà báo của tờ Tuần báo Phương Nam ở Quảng Đông đăng một bài viết tiêu đề: “Bất cập trong hiến tặng nội tạng”. Nhà báo phỏng vấn Hà Hiểu Thuận, Viện Phó Bệnh viện First Affiliated của Trường Y khoa Trung San. Ông Hà nói: “Năm 2000 là bước ngoặt cho việc cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc. Số ca ghép gan tăng 10 lần so với năm 1999. Năm 2005, tốc độ tăng gấp 3 lần”. Dù vậy, thống kê chính thức của Trung Quốc nói rằng năm 2000 chỉ tăng gấp đôi so với năm 1999.
Tạp chí tiếng Trung ở Mỹ, thời báo Đại Kỷ Nguyên đưa tin, theo thống kê chính thức của Trung Quốc về số lượng ca cấy ghép nội tạng hàng năm, Trung Quốc đứng sau Hoa Kỳ, trở thành quốc gia cấy ghép tạng lớn thứ 2 trên thế giới. Trần Thật, thành viên của Hội Cấy ghép Nội tạng Trung Quốc, nói rằng cuối năm 2005, có hơn 85.000 ca phẫu thuật nội tạng đã được tiến hành. Trong số đó, 74.000 ca ghép thận, trên chục ngàn ca ghép gan, hơn 4.000 ca ghép tim. Đặc biệt, từ năm 2002, mỗi năm, có hơn 10.000 ca ghép nội tạng được thực hiện. Năm 2005 đã đạt kỷ lục khi có trên 12.000 ca ghép nội tạng.
Số lượng lớn nội tạng như vậy đến từ đâu? Chính quyền Trung Quốc từng 6 lần công bố về nguồn hiến tặng nhưng mỗi lần một khác. Nguồn hiến tạng chủ yếu theo các công bố này là tù nhân bị hành quyết. Dù vậy, theo điều tra của tổ chức nhân quyền thế giới, chỉ có khoảng 2.000 tù nhân bị hành quyết mỗi năm. Dù tất cả tử tù này đều hiến tặng nội tạng, thì vẫn rất khó giải thích về số lượng ca ghép nội tạng cực lớn ở Trung Quốc.
Một số chuyên gia y khoa quốc tế phân tích rằng, ở Trung Quốc, các kho lưu trữ nội tạng tồn tại trong bóng tối. Thậm chí nhiều người bị mổ sống để lấy nội tạng.
Tháng 7/2006, David Kilgour, cựu Ngoại trưởng Canada (về Châu Á – Thái Bình Dương), cùng thành viên quốc hội, và David Matas, luật sư nhân quyền quốc tế, đã thành lập một nhóm điều tra quốc tế và phát hành một báo cáo về những cáo buộc mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Báo cáo đưa ra 12 khía cạnh điều tra cùng lúc, bao gồm: nguyên nhân, phương pháp, chứng cứ, phản chứng, sự tín nhiệm, kết luận và đề xuất,… Kết luận cuối cùng rằng những cáo buộc là đúng. Báo cáo nói: “Đây thực sự là ‘một dạng của tội ác chưa từng thấy trên hành tinh này’ ”.
Ngày 8 tháng 12, 2011, Ethan Gutmann, một nhà báo điều tra đã làm chứng trước Quốc hội Mỹ. Ông nói rằng trước Olympics Bắc Kinh 2008, có khoảng 65.000 học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng sống, trong khi trái tim của họ vẫn đang đập.
Ngày 27 tháng 8, 2013, Thời báo Đại Kỷ Nguyên ở Mỹ nhận được một file âm thanh. Nội dung trong đó nói rằng ngày 13 tháng 9, 2006, Bạc Hy Lai khi đó là Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, đi thăm Hamburg ở Đức cùng với nguyên Thủ Tướng Ôn Gia Bảo. Lúc đó ông Ôn thừa nhận trong một đoạn ghi âm rằng Giang Trạch Dân đã ra lệnh mổ cướp nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công.
Tháng 4/1999, Giang Trạch Dân lúc đó là lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông ta thẳng thắn tuyên bố trong một cuộc họp Ban thường vụ Bộ chính trị về cách xử lý Pháp Luân Công. Ông ta nói: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”. Kể từ đó, dưới sự đồng ý và bao che của Giang, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị cướp nội tạng khi họ vẫn còn sống. Nguồn lớn nội tạng sống ở Trung Quốc có được là từ các học viên Pháp Luân Công, những người bị bắt giữ trái phép đến các trại lao động. Điều này vẫn đang xảy ra đến tận hôm nay.
Theo Đại Kỷ Nguyên