Ảnh chụp lễ khai trương Viện Khổng Tử tại Đại Học Chicago ngày 1 tháng Sáu, 2010 (ảnh từ trang web giới thiệu của Viện)
Trên 100 thành viên ở các khoa của Đại học Chicago đã bày tỏ quan ngại về sự tồn tại của một sáng kiến giáo dục ủng hộ cho Đảng Cộng Sản. Sáng kiến đó là Viện Khổng Tử và trong một phát biểu khó quên của các lãnh đạo Trung Quốc, họ nói rằng các cơ sở như vậy là “một phần quan trọng của kế hoạch tuyên truyền quốc tế”.
Phát biểu đó được cựu trùm tuyên truyền của Trung Quốc Lý Trường Xuân (Li Changchun) đưa ra vào năm 2009. Mặc dù ban quản lý của Đại học Chicago, và các thành viên ở các khoa đã từng ủng hộ Viện Khổng Tử vì họ tin rằng có khả năng kiểm soát yếu tố chính trị và hệ tư tưởng để vô hiệu hóa Viện này ở trong trường, nhưng nhiều thành viên ở các khoa khác vẫn rất cảnh giác.
Một kiến nghị được gửi vào tuần trước để bày tỏ một loạt các quan ngại.
Kiến nghị nói: “Đại học Chicago đang tham gia vào một dự án sư phạm có tính chính trị toàn cầu, mà dự án này đi ngược lại các giá trị học thuật của Trường trên nhiều khía cạnh. Khi gắn tên tuổi của Trường với dự án Viện Khổng Tử, thì Trường dù muốn hay không, đang giúp quảng bá cho một kiểu kinh doanh, gây hại cho tính chân thực học thuật của nhiều trường đại học trên thế giới”.
Họ nói một quan ngại là “Việc cho phép một tổ chức bên ngoài bố trí cán bộ cho các khóa học thuật trong Trường” trong trường hợp này càng nghiêm trọng hơn vì cơ quan giám sát của Viện Khổng Tử, gọi là Hán Ban (Hanban), do các chính ủy Đảng Cộng Sản điều hành.
Hanban nơi thiết lập quy định cho Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, cũng được cho là cơ quan giám sát và yêu cầu về nhân sự cho các Viện. Điều này vi phạm luật chống phân biệt tại nơi làm việc của các nước Phương Tây, cũng như các giá trị cơ bản về tự do đức tin và ngôn luận.
Dù vậy những người ủng hộ Viện Khổng Tử, và trường đại học không trả lời vào bản chất của các quan ngại đối với Viện Khổng Tử, bất kể hoạt động chức năng của nó thế nào. Điều trọng yếu là các Viện này trở thành phương tiện để nhà nước Trung Quốc gây ảnh hưởng, bị Đảng Cộng Sản kiểm soát một cách bí mật để tạo dựng tính chính thống của họ trên thế giới thông qua các giải pháp hướng ngoại ôn hòa này, trong khi đó họ lại âm thầm kiểm duyệt các cá nhân và các quan điểm bất đồng từ trong nước. Những người chỉ trích cho rằng bằng cách thiết lập sự có mặt tại các trường đại học quốc tế và tài trợ ở đó, Viện Khổng Tử có thể tạo ra sự tự kiểm duyệt.
Theo như giáo sư John Mark Hansen, chủ tịch Ban Giám đốc của Viện Khổng Tử, “tự do học thuật luôn luôn là giá trị tối cao tại Đại học Chicago, và thành viên các khoa ở đây luôn chất vấn tự do” kể cả những người tham gia vào Viện Khổng Tử. Trong một email, giáo sư Hansen nói rằng Viện Khổng Tử ở Đại học Chicago chủ yếu tài trợ cho nghiên cứu, và tất cả hoạt động dậy và nghiên cứu của Viện đều được Trường giám sát và kiểm soát.
Tại Canada, xung đột nổi bật nhất của vấn đề này xảy ra ở Đại học McMaster tại Ontario. Đại học này nổi tiếng khi có đơn kiện tại Tòa án Nhân quyền ở Ontario sau khi họ phát hiện ra Sonia Zhao, một giáo viên của Viện Khổng Tử, bị buộc phải giấu đức tin của cô với Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị Trung Quốc đàn áp. Zhao nói rằng cô bị hướng dẫn cách tránh các chủ đề chính trị nhạy cảm trong khóa học ở Bắc Kinh. Dư luận xấu về McMaster kết thúc khi họ quyết định không gia hạn hợp đồng 5 năm với Viện Khổng Tử, và kết thúc vào ngày 31 tháng 7 năm ngoái.
Trường Đại học Chicago, theo hướng trái ngược lại, thì dường như sẽ tiếp tục hợp đồng với Viện Khổng Tử. Hợp đồng này sẽ tự động được gia hạn vào tháng 9, trừ khi một bên hủy bỏ, bằng thông báo trước 90 ngày. Một cuộc họp sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 5, nhưng sẽ không có bỏ phiếu về vấn đề này. Những người quản lý Trường không đưa ra bình luận .
Đưa tin bổ sung bởi Stephen Gregory
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.