Trong suốt chiều dài lịch sử, qua nhiều nền văn hóa khác nhau, con người vẫn luôn mong đợi sự cứu rỗi từ phương Đông. Không chỉ các lăng mộ thường được hướng về phía Đông, mà các đền thờ và vị trí đứng trong lúc cầu nguyện cũng đã được định vị hướng về phía đó.
Mặc dù một số nghĩa trang thời gian gần đây không còn quan tâm đến bất kỳ sự định hướng đặc biệt nào, nhưng trong quá khứ việc các ngôi mộ phải quay mặt về hướng Đông là hết sức phổ biến ở phương Tây cho đến đầu thế kỷ 20. Truyền thống Kitô giáo cho rằng sự cứu rỗi có thể đến từ phương Đông, con người phải sẵn sàng để đối mặt với phán quyết cuối cùng của họ và thiên mệnh từ hướng đó.
Người Ai Cập cổ đại cũng như người Hy Lạp cổ đều xây dựng đền thờ hướng về phía Đông. Lịch sử của sự định hướng về phía Đông đã được khám phá bởi William Tyler Olcott trong cuốn sách của ông năm 1914 “Truyền thuyết mặt trời của mọi thế hệ.” (Sun Lore of All Ages)
Các Yumanas của Nam Mỹ mai táng người chết ở một vị trí ngồi nhìn về phía Đông, là nơi ở “của vị thần tối cao đối với họ, người có một ngày sẽ mang theo tất cả các tín đồ chân chính,” Olcott đã viết. Người Tác-ta thời trung cổ đã đặt các bức tượng hướng mặt về phương Đông trên các gò mộ của họ. Sử gia thế kỷ thứ nhất Josephus nói rằng ngôi đền huyền thoại Solomon ở Jerusalem được mở rộng cửa ở phía Đông và đóng cửa bên phía Tây.
Ngoài ra, phương Tây gắn liền với tội lỗi. Trong lễ rửa tội Kitô giáo, các tín hữu sẽ làm các dấu hiệu ghê tởm đối với phương Tây, biểu thị sự từ bỏ Satan. Những người sùng bái Kali, vị nữ thần chết chóc Hindu, là những người tôn kính phương Tây..
Một số sự định hướng phần mộ có liên quan đến mặt trời mọc. Trong nhiều nền văn hóa, chẳng hạn như những người Samoa và Fiji bản địa, đã cho rằng vùng đất của người chết là ở phương Tây và đã sắp hàng các ngôi mộ của họ cho phù hợp.
Theo Vietdaikynguyen