Sáng ngày 9 tháng Tư, cựu Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã xuất hiện trong khuôn viên trường Đại học Hồ Nam thực hiện kế hoạch thăm Học viện Nhạc Lộc thuộc trường đại học.
Nhóm phóng viên truyền hình tại Đại học Hồ Nam tiết lộ những tin tức chính thức qua mạng Weibo, đồng thời thực hiện cuộc phỏng vấn độc quyền với hiệu trưởng Thiệu Dược Vũ. Dựa vào bức ảnh được công bố tại hiện trường có thể thấy, trong lúc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tham quan, trong đó có một bức ảnh trông mặt ông rất trang nghiêm, không có vẻ giống như du sơn ngoạn thủy.
Tuy nhiên, nhóm phóng viên truyền hình đại học Hồ Nam phát ra thông tin rằng nhóm được chụp ảnh chung với ông Hồ Cẩm Đào Hồ gồm hiệu trưởng Triệu Dược Vũ và Bí thư đảng ủy Đại học Hồ Nam Lưu Khắc Lợi. Trên thực tế, hai nhân vật xuất hiện cùng Hồ Cẩm Đào trong bức hình là Bí thư Đảng ủy tỉnh Hồ Nam Từ Thủ Thịnh và Chủ tịch tỉnh Đỗ Gia Hào.
Vào lúc 23h24’ cùng ngày, nhóm phóng viên truyền hình đại học Hồ Nam có lời xin lỗi chính thức trên tài khoản blog Weibo.
Hồ Cẩm Đào lộ diện: Bí thư tỉnh Hồ Nam cùng chủ tịch Tỉnh hộ tống
Chuyến thăm Nhạc Lộc Thư Viện tại Đại học Hồ Nam của Hồ Cẩm Đào được tháp tùng bởi Bí thư Đảng ủy tỉnh Hồ Nam và Chủ tịch tỉnh. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của Hồ Cẩm Đào trong nội bộ Đảng Trung Cộng vẫn rất lớn.
Năm 2002, Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền. Lúc này, Giang Trạch Dân đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, với sự luyến tiếc binh quyền của Giang, cuộc đọ sức hết sức quyết liệt mang tính sống còn giữa hai phe Hồ – Giang tiếp tục kéo dài trong suốt 10 năm qua.
Tại Quốc hội lần thứ 16, Giang Trạch Dân ngấm ngầm kiểm soát Quân biến, đẩy La Cán vào chức Ủy ban Thường vụ, trong khi đó, tự mình đảm nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, kể từ Quốc hội lần thứ 14.
Đến Đại hội quốc hội lần thứ 17, Giang Trạch Dân lại đẩy kẻ thân tín Chu Vĩnh Khang vào Ủy ban Thường vụ, khuếch trương mở rộng quyền lực trong ủy ban chính trị và pháp luật của Chu Vĩnh Khang, đồng thời thực hiện nhiều phi vụ ám sát Hồ Cẩm Đào song chưa lần nào thực hiện thành công.
Từ năm 2007 , ông Hồ Cẩm Đào bắt đầu nắm binh quyền. Vào tháng 2 năm 2012, thế lực phe Giang đã phải chịu một đòn nặng với sự cố Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai. Hồ Cẩm Đào toàn diện nắm giữ quyền hành.
Ngày 15 tháng Mười một 2012, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn, Trương Cao Ly được bầu vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Cựu tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào “rút lui toàn diện”, từ bỏ chức vụ nắm giữ nhiều kỳ nhiệm liên tiếp Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương. Sự thối lui toàn bộ của Hồ Cẩm Đào đã kết thúc sự can thiệp tham gia vào chính sự của lão nhân Giang Trạch Dân, mở đường cấp cho Tập Cận Bình tiếp quản sức mạnh quyền lực một cách toàn diện.
Sự sụp đổ sắp xảy ra của ĐCSTQ- Nội Đấu toàn diện được nâng cấp – Sự vùng vẫy sắp chết của Giang Trạch Dân
Sự lộ diện của Hồ Cẩm Đào tại Đại học Hồ Nam vào thời gian này là sự kiện nhạy cảm chính trị.
Cách đây không lâu, nhân cơ hội chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại châu Âu, Giang Trạch Dân liên tiếp giở các thủ đoạn, trong đó có lợi dụng giới truyền thông “hiện thân” và phát ngôn của người Anh trong một tờ thời báo tài chính đưa ra lời đe dọa Tập Cận Bình không can thiệp vào các tín hiệu mạng lưới quốc tế của phái người bên Giang.
Trước đó, ngày 29 tháng Ba, Giang Trạch Dân cũng lén có mặt tại Thâm Quyến, Quảng Đông, ca ngợi đủ loại hành vi rối loạn trật tự ở Hong Kong của Lương Chấn Anh kể từ khi ông ta nhậm chức đến nay. Trong khi đó, các dư đảng của Chu Vĩnh Khang tiến hành trấn áp bằng bạo lực đối với các hoạt động thỉnh nguyện phản đối công khai dự án PX tại thành phố Mậu Danh cũng thuộc tỉnh Quảng Đông.
Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm châu Âu vào ngày 2 tháng Tư, tháp tùng có 7 đại chỉ huy tư lệnh quân sự của quân đội Trung Quốc, trong đó 18 vị đứng đầu cơ cấu khu vực quân sự. Các phương tiện quân sự của Trung Cộng đã công bố một phát biểu bày tỏ thái độ tập thể cùng đồng lòng “thành tâm cống hiến sức lực” cho Tập Cận Bình. Trong vòng 35 năm trở lại kể từ năm 1977 dưới thời Đặng Tiểu Bình, đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc thực hiện cuộc phô trương sức mạnh của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc như trên.
Về việc 7 đại quân khu tại Quân Giải Phóng tham gia tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến công du, chuyên gia các vấn đề Trung quốc Thạch Giấu Sơn cho biết: hiếm có một tập thể nào dám công khai bày tỏ thái độ ủng hộ Tập Cận Bình. Điều này đã chỉ ra rằng nội bộ bên trong đảng đang vô cùng nguy cấp. Trong lịch sử của Trung Cộng, chỉ khi nội bộ phát sinh ra vấn đề lớn mới có các hành động phô trương lực lượng như vậy.
Ngày 5 tháng Tư, các trang web Mạng Tân Tài, Đằng Tấn mạng và các trang web khác đồng loạt đưa tin, Đại tá của quân khoa viện Đảng Trung Cộng công bố thông tin một bộ phận nội tình vụ án Cốc Tuấn Sơn bắt đầu gỡ bỏ một số blog công cộng của mạng weibo, bắt đầu từ ngày 6 tháng Tư, tại Trung Quốc đại lục.
Thông qua hình thức bán chính thức, các blog công cộng đã vạch ra các trường hợp tham nhũng của các quan chức quân sự trong tập đoàn Giang Trạch Dân. Phát ngôn viên vụ án Cốc Tuấn Sơn cho biết, việc các bài viết trên blog bị gỡ bỏ trên toàn bộ tuyến mạng ở Đại Lục phản ánh sự chia rẽ nội bộ rất lớn trong Trung Nam Hải [tòa nhà trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nghĩa tương đương như Nhà Trắng, Nhà Xanh hay điện Kremlin – chú thích của người dịch].
Vấn đề Pháp Luân Công là yếu tố cốt lõi trong cục diện chính trị của Trung Quốc
Hiện tại, yếu tố cốt lõi của tình hình chính trị Trung Quốc chính là vấn đề Pháp Luân Công.
Tháng Bảy 1999, Giang Trạch Dân phát động một cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp đã giết chết hàng triệu học viên Pháp Luân Công. Hàng chục ngàn cơ quan nội tạng của học viên Pháp Luân Công bị thu hoạch khi họ vẫn còn sống. Điều này không ngăn được một trăm triệu học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới trong suốt 15 năm qua không ngừng nói rõ sự thật để công chúng trong và ngoài nước hiểu rõ.
Các học viên nói sự thật về cuộc đàn áp phi lý, trường hợp tự thiêu giả tại Thiên An Môn, về hành vi cướp nội tạng sống của tập đoàn Giang Trạch Dân. Ngoài ra, các học viên cũng dám nói về các vụ việc không được công bố rộng rãi như các quan chức cấp cao của Đảng Trung cộng và những quan chức đương nhiệm đã không còn dám hay không muốn tiếp tục vì tập đoàn Giang Trạch Dân mà trở thành một vật tế thần cho nhóm khi tội ác diệt chủng kể trên bị đưa ra xét xử. Nhìn dưới góc độ chính trị, điều này xuất phát từ diễn biến phe cánh Tập Cận Bình không ngừng tập trung quyền lực, trong khi tập đoàn Giang Trạch Dân càng lúc phải đối diện với tội ác đàn áp Pháp Luân Công trên diện rộng trong 15 năm qua.
Gần đây, tại Kiến Tam Giang, một nhóm bốn vị luật sư bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ bất hợp pháp bởi Trung Cộng. Sự kiện này gây xôn xao cộng đồng quốc tế. Các luật sư đại lục và người dân đã tự thành lập một nhóm để giải cứu những công dân bị mất tích. Nhóm tình nguyện không ngừng yêu cầu địa phương thả người. Điều này cho thấy, lực lượng chính nghĩa đang dần đông lên. Lúc này, dân chúng đã dám đứng ra bảo vệ công lý cho Pháp Luân Công. Luật sư nhân quyền nổi tiếng Đằng Bưu cho biết: “Năm 2014, đã đến lúc giới luật sư phải đưa ra tiếng nói đối với các vấn đề Pháp Luân Công rồi”.
Tại Washington, chuyên gia về Trung Quốc Thạch Giấu Sơn cho biết, nếu không xử lý tập đoàn Giang Trạch Dân thì cuộc đấu đá nội bộ giữa hai phe Tập Cận Bình-Giang Trạch Dân cũng sẽ kéo cả hai đi xuống. Nhưng để đối phó với các thế lực chính trị, thì tội tham nhũng và các tội khác đều không đủ thể trừng phạt, cũng không có sức thuyết phục dân chúng. Trong khi đó, Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ ngay lập tức khi các tội ác khác của tập đoàn Giang như đàn áp Pháp Luân Công, mổ cắp nội tạng sống của các học viên, tra tấn cực hình, giết hại và khủng bố và tự tạo vụ tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn, cùng với các tội ác chống lại loài người khác được công khai hoàn toàn.
( Chịu trách nhiệm biên tập: Lưu Hiểu Chân )
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.