Tinh Hoa

Tìm hiểu qua cách thức sinh trưởng khá thú vị của 11 loại thực phẩm

Bạn có khi nào dừng lại một chút, để nhìn xem cách thức ăn trên bàn của bạn phát triển từ mặt đất ra sao? Những loại thực vật này đến từ đâu? Chúng lớn lên thế nào? Điều bất ngờ là, những loại thực phẩm tưởng chừng như phổ biến nhất lại có những bí mật thú vị. Sô cô la, hạt điều, hạt tiêu ngô, ngô, quế, wasabi, dứa, kiwi, hạt vừng, nghệ tây, măng tây… bạn có biết chúng đã lớn lên như thế nào?

1. Điều

Tìm hiểu qua cách thức sinh trưởng khá thú vị của 11 loại thực phẩm.1

 

Hạt điều vẫn là một trong những loại hạt thuộc hàng xa xỉ. Tại sao vậy? Đó là bởi mỗi hạt điều thực sự là hạt giống duy nhất của một quả điều. Hạt giống treo lộ thiên ở dưới cùng của trái cây có hình trái tim ngược. Ngoài ra, việc chế biến hạt điều cũng khá phức tạp. Hạt điều tươi được bọc trong hai lớp vỏ, lớp vỏ này có chứa một loại dầu độc hại tương tự như các chất độc trong cây thường xuân. Vì vậy, để ăn được của hạt điều, trước tiên cần phải được rang hạt để tiêu diệt các độc tố trong lớp vỏ.

Phần thịt của trái điều có vị khá tinh tế, ngọt ngào kết hợp vị bùi. Nó chứa hàm lượng tannin cao. Ở những nơi như Brazil, trái điều thường được ăn tươi hoặc làm nước trái cây, xi-rô, rượu, để tạo men. Tại một số nước Mỹ Latinh, quả điều khá có giá khi đã được tách hạt. Tuy nhiên, quả điều rất dễ bị hư hỏng. Tại Thái Lan, hạt điều là sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn.

2. Bắp non (Ngô bao tử)

 

Bắp non không phải là ngô chưa lớn như một số người nghĩ. Nó thực sự là loại ngô được thu hoạch trước khi được thụ phấn, do đó, gọi là ngô bao tử. Bất kỳ giống ngô nào cũng có thể thu hoạch được bắp non. Đôi khi ngô bao tử được trồng như một vụ thu hoạch chính; hoặc có thể trong một vụ mùa thứ 2 để trồng lấy bắp, và một số cây được chọn để thu hoạch sớm. Trong cả hai trường hợp, thân cây ngô vẫn phải tăng lên khoảng 6 feet (1.8m) trước khi tiến hành thu hoạch.

3. Quế (Không phải quế ta đâu)

 

Quế là vỏ bên trong của loại cây Cinnamomun zeylancium bán nhiệt đới, hoặc cây Tích Lan quế, có nguồn gốc từ Sri Lanka. Đây được biết là quế “thực sự”. Người ta thường nhầm lẫn với giữa loại quế này với quế Trung Quốc hay Việt Nam. Điều thú vị là do quế khá hiếm và đắt trên thị trường, hầu hết các quế chúng ta mua không phải là thật. Quế thật sự thơm hơn “quế”, có hương vị ít đậm hơn. Lá của cả hai loại đều thơm, và chúng thường được sử dụng cho trà hương vị quế (trà hoa quế).

Cây quế có thể lên cao khoảng 50 feet (19 m), nhưng thường được giữ dưới 8 feet (2.5m) . Các cành cây thường bị cắt làm đồ hương liệu. Sau khi các nhánh được thu hoạch, người nông dân sẽ giữ chúng ẩm trong 1-2 ngày để làm cho vỏ dễ dàng tách ra. Sau đó, lá và cành được cắt và vỏ bên ngoài được lấy ra. Lớp vỏ quý giá bên trong sau đó được cẩn thận tách ra bằng cách cắt từ bên dưới nó theo các đường cắt dài song song. Thành quả là các thanh quế cuộn tròn đặc trưng. Các cuộn dài của vỏ cây được xếp lớp với nhau trong việc tạo ra các bó thanh quế quen thuộc. Sau khi các thanh dài được sấy khô, chúng được cắt nhỏ cho gọn. Chiều dài phổ biến của một thanh quế là một vài inch.

 

 

4. Chocolate (Cocoa Bean)

 

Sô cô la được làm từ hạt ca cao. Quả ca cao có kích cỡ khoảng 7-14 inch, hình elip, mọc trực tiếp từ thân cây hoặc cành lớn. Hạt ca cao được bao quanh bởi một lớp vỏ mềm sáng màu, phần lõi bên trong ngon và ngọt, nhưng chưa có vị gì giống sô cô la. Có khoảng 30-50 hạt trong mỗi quả. Các hạt này ban đầu có màu trắng hoặc tím sáng sau đó đậm hơn khi chúng khô và lên men. Sau khi lên men, hạt ca cao được sấy khô trong lò rồi được đem nghiền nát trong máy để loại bỏ các da mỏng như giấy và lõi ca cao. Thành phẩm là dạng tinh khiết nhất của cacao. Tuy nhiên, nguyên liệu tiếp tục được xử lý dưới nhiều hình thức khác nhau, cuối cùng mới ra sản phẩm dưới dạng sô cô la như chúng ta thấy trên thị trường.

 

 

5. Wasabi (mù tạc)

 

Mù tạc là loại cây có rễ củ, thích ứng ở khu vực miền núi ẩm mát hoặc dưới tán rừng trong tự nhiên. Với mù tạc được trồng, bóng râm trong khu vực nông của nước lạnh là nơi lý tưởng đối với mù tạc. Một cây mù tạc trưởng thành có thể mất 3 năm để phát triển. Vì việc trồng mù tạc khá khó khăn và tốn kém, nhiều cái gọi là mù tạc trên thị trường hiện nay là giả – nó thực sự là một hỗn hợp của rau cải ngựa, mù tạt và màu thực phẩm. Mù tạc được nghiền tươi tự nhiên tạo thành một dạng kem và là một thành phần thiết yếu cho sushi. Mù tạc dạng kem cũng rất dễ mất hương vị nếu không cất kín. Lá mù tạc cũng có thể ăn và có hương vị cay tương tự như rễ.

Ở Nhật Bản, mù tạc Sawa là đắt nhất bởi vì nó được trồng tự nhiên. Mù tạc được trồng ở Nhật Bản, một số vùng của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, New Zealand. Ngoài ra, mù tạt cũng được trồng thành công trong các khu rừng mưa trên bờ biển Oregon và một số khu vực của dãy núi Blue Ridge ở Bắc Carolina và Tennessee..

 

6. Dứa

 

Dứa cực kì dễ trồng. Trồng dứa không cần đến hạt giống, chỉ đơn giản là cắt phần đầu hay là phần gai phía trên của bất kì quả dứa nào rồi đem đi trồng hoặc cũng có thể ghép cành hoặc chồi (cây con mọc ra từ cây trưởng thành).

Cây dứa rất thấp, thân mập tròn với một hoa hồng gai sáp dài trông như lớp bao phủ nền. Do đó, quả mọc thẳng, vươn ra khỏi mặt đất. Mỗi cây chỉ có duy nhất một quả.

Thời gian ra hoa và tạo quả của dứa khá dài, tùy thuộc vào phần cây đem gieo trồng lúc đầu – 12 tháng nếu ghép cành và khoảng 24 tháng nếu trồng từ phần đầu gai của quả. Nhưng khi bạn đã có được vài cây dứa trong vườn thì nó dễ dàng tự nhân lên, do đó bạn sẽ có loại trái cây này quanh năm.

Dứa có xuất xứ từ Brazil và Paraguay, sau đó lan rộng sang phía Nam và Trung Mỹ, Tây Ấn nhờ cư dân bản địa. Columbus đã đem loại quả này trở lại Tây Ban Nha và phổ biến nó trên toàn thế giới bằng những chuyến tàu giao thương; vốn ông mang theo để chống lại căn bệnh thiếu Vitamin C. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đặt tên nó là “pina”, có nghĩa là quả giống quả thông, sau đó người Anh thêm vào chữ “apple” sau khi loại trái cây ngon ngọt này trở nên quen thuộc với họ.

7. Kiwi

 

Kiwi, còn được gọi là “quả lý gai Trung Quốc”, mặc dù được trồng và nhân giống có quy mô bắt đầu từ New Zealand. Nó bắt nguồn từ Trung Quốc, đặc biệt trong các thung lũng sông Dương Tử ở phía bắc, và tỉnh Chiết Giang trên bờ biển phía đông. Quả kiwi được đưa đến New Zealand vào năm 1904 bởi một vị hiệu trưởng. Vị này đã mang hạt cây kiwi về New Zealand từ nơi làm việc của chị gái mình tại thung lũng Dương Tử, Trung Quốc, như một món quà độc đáo cho chuyến thăm người chị truyền giáo của mình. Tới cuối Chiến tranh Thế giới II, kiwi đã trở thành một loại cây trồng xuất khẩu quan trọng đối với New Zealand.

Kiwi thực sự là một loại quả mọng mọc thân leo và được trồng trên các cột trụ tương tự như nho.

Cây đực và cây cái phải được trồng gần nhau để đơm hoa kết quả. Đặc biệt, loại quả này rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết – điều kiện ấm hoặc lạnh đột ngột có thể giết chết toàn bộ cây hoặc cây chẳng thể đơm bông. Quả kiwi cũng rất khó khăn để thụ phấn bởi vì ong không nhận thấy được vẻ hấp dẫn của mấy bông hoa này.

8. Hạt mè

 

Cây mè là một trong những giống cây lâu đời nhất được con người gieo trồng, xuất hiện cách đây 5.000 năm. Hạt mè được các binh sĩ La Mã dùng như một món giúp họ bổ sung năng lượng.

Cây mè trưởng thành cao 1.5 đến 1.8 m; tán lá rộng để thu nhận nhiều ánh sáng mặt trời. Hoa to hình chuông mọc ra từ thân cây và bên trong mỗi hoa chứa đầy hạt.

Giống cây khác nhau cho màu của hạt không giống nhau. Hạt mè và dầu của nó được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Đông và châu Á, nhưng ăn lá mè là một đặc sản của ẩm thực Hàn Quốc.

 

9. Nghệ tây

 

Nghệ tây là loại gia vị đắt nhất trên thế giới. Vì nó được chế biến từ đầu nhụy sấy khô của hoa nghệ tây tím. 75.000 bông hoa mới cho ra 1 kg gia vị hoàn toàn được làm thủ công. May mắn thay, người ta chỉ cần thêm vào chút xíu khi nấu nướng vì nếu thêm quá nhiều, món ăn sẽ bị đắng! Người Ai Cập cổ đại cũng sử dụng loại cây này để nhuộm vải.

10. Măng tây

 

Trồng măng tây đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm sóc tỉ mỉ. Cây măng tây được trồng từ hạt. Cây non  trông giống dương xỉ và phải mất hai năm cây mới trưởng thành đầy đủ. Cây cũng có thể được trồng từ ngọn cây 1 tuổi để rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nhưng điều này chỉ cho phép trồng trong một đời: cây trưởng thành này sẽ không tốt nếu đem đi trồng tiếp. Tuy nhiên đối với cây đã trưởng thành, măng tây là cây đa niên và sẽ tăng trưởng trở lại trong khoảng 20 năm hoặc hơn. Người ta thu hoạch bằng cách cắt ngang thân có đường kính bằng cây bút chì. Sau đó cây nghỉ đông và mọc lại vào mùa xuân. Sản phẩm là các đọt non.

Ảnh: Shutterstock:Cây măng tây non (trái);Cây măng tây đã trưởng thành (phải)

11. Hồ tiêu

 

Hồ tiêu là loại gia vị được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nhưng có lẽ bạn chưa từng tự hỏi sự khác biệt tiêu đen, tiêu trắng, xanh và hồng?

Cây tiêu thuộc họ hồ tiêu, tên khoa học là piper nigrum, là một loại thân leo xanh hoặc xanh thẫm, lá hình bầu dục. Cây tiêu canh tác được trồng bên những cột trụ hoặc giàn mắc cáo để đỡ trọng lượng của cây. Dọc theo những thân dây leo lủng lẳng những chùm quả khoảng 150 hoặc nhiều hơn. Quả mới mọc có màu xanh, sau đó thẫm màu hơn và dần trở nên cay hơn khi chín.

Nếu thu hoạch khi quả còn xanh thì vị sẽ ít nồng hơn, và thứ này thường được nấu trong món cà ri xanh của Thái. Nhưng hầu hết người ta thu hoạch hồ tiêu khi quả ngả màu sẫm. Đây là loại tiêu đen được sử dụng phổ biến. Tiêu trắng (hay tiêu sọ) là tiêu đã bị để cho quá chín. Khi lớp vỏ tiêu được bóc ra thì phần bên trong có màu trắng; đây là phần cay nhất của quả.

Tiêu hồng là từ một loại cây khác hoàn toàn. Chúng là quả mọng của cây tiêu hồng (Baies rose plant, tên khoa học là Schinus terebinthifolius) còn được biết đến với tên là cây tiêu Brazil. Thân cây cao với nhánh rũ xuống mọc ra những chùm quả màu hồng sáng. Chúng có vị cay nhẹ hòa hợp với hương chanh thoang thoảng. Có kích thước quả bằng với hồ tiêu, nên chúng thường được trộn với các loại tiêu khác để tạo thành một hỗn hợp gia vị đa sắc màu.

 

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên