Một người biểu tình cầm những bông hoa hướng dương và dán hình cờ tổ quốc Đài Loan trên mặt để ủng hộ sinh viên chiếm tòa nhà quốc hội ở Đài Bắc, ngày 21/3/2014. (Mandy Cheng/AFP/Getty Images)
Vậy lời khuyên là: khi có 10.000 sinh viên phản đối ôn hòa vì lo ngại chính phủ có thể đưa ra quyết định gây ảnh hưởng đến nhân quyền và dân chủ, thì chính phủ không nên cử cảnh sát đến đối mặt và giải tán họ bằng vòi rồng. Hành động này chẳng khác nào nói rằng các sinh viên đã đúng khi lo cho nhân quyền và dân chủ của đất nước.
Đó là điều đã xảy ra ở Đài Loan vào rạng sáng tuần trước. Lúc 8h tối đêm trước đó, hàng trăm sinh viên phản đối đã chiếm Lập Pháp Viện, trụ sở của cơ quan chính phủ Đài Loan. Thủ tướng Giang Nghi Hoa đã ra lệnh cảnh sát đến và tống cổ các sinh viên ra ngoài.
Nhưng không dễ như vậy. Trên Internet đã tràn ngập các cảnh phim sinh viên nằm trên mặt đất, nắm chặt tay nhau, khiến cảnh sát phải kéo từng em ra. Và khi không có tác dụng, cảnh sát phải dùng vòi rồng phun nước vào sinh viên. Bạn có thể xem cảnh phim trên trang Youtube China Uncensored.
Theo như Thông tấn Trung ương của Đài Loan đưa tin ít nhất 137 người bị thương. Trong đó bao gồm những người phản đối, cảnh sát và cả nhà báo, mặc dầu phần lớn chỉ bị thương nhẹ. Ít nhất 58 người bị bắt. Vụ chiếm đóng của sinh viên xảy ra do phát biểu trước đó một ngày của Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu. Từ ngày 18/3, những người phản đối, khoảng 10.000 người, đã xông vào chiếm từng chỗ ngồi trong tòa nhà Quốc Hội, Lập Pháp Viện. Họ phản đối Hiệp định Thương mại Dịch vụ (TISA), một thỏa thuận để mở cửa hơn nữa cho đầu tư của Trung Quốc vào Đài Loan.
Vậy Hiệp định đó có gì xấu? Thỏa thuận này chỉ được đảng cầm quyền là Quốc Dân Đảng (KMT) thông qua vội vàng mà không có thảo luận với các Đảng khác, và vì Trung Quốc không coi Đài Loan là một nước độc lập, mà coi là một tỉnh ly khai và cam kết sẽ thu hồi tỉnh này bằng bạo lực nếu cần thiết. Một số người có quan điểm rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với Đài Loan và các chính sách kinh tế lớn liên quan đến Trung Quốc cần phải xem xét thận trọng.
Chỉ trích những người chỉ trích
Đáp lại tình hình chiếm đóng và các câu hỏi khá hợp pháp của những người sinh viên biểu tình, ông Mã Anh Cửu, thay vì chỉ trích những người phản đối, đã nói rằng “Đây có phải là điều dân chủ mà chúng ta muốn? Nền tảng của dân chủ là điều hành bằng pháp luật – đất nước chúng ta luôn coi nền tảng là điều hành bằng pháp luật”. Nghĩa là người dân có thể lên tiếng phản đối các thỏa thuận quan trọng của chính phủ một cách lặng lẽ âm thầm thôi. Chắc hẳn đó là loại dân chủ mà ông Tổng thống muốn. Thật ra, có lẽ ông Mã đang nói về kiểu chế độ mà chính phủ có thể muốn làm gì thì làm còn người dân thì cấm có phàn nàn. Chắc chắn đó không phải là dân chủ.
Những bình luận này đã khiến người phản đối sôi sục kéo dài thời gian chiếm đóng đến tận đêm Chủ nhật, từ tòa nhà lập pháp đến tòa nhà quốc hội. Dường như, vì một vài nguyên nhân, họ cảm thấy chính phủ đang phớt lờ họ. Giờ thì, các kênh truyền thông của đảng KMT chỉ trích sinh viên vì hành động bạo lực và trái pháp luật.
Và để cho thấy họ có thể gây tai ương thế nào, những sinh viên vô tổ chức này đã chọn cái tên và hình ảnh là Hoa Hướng Dương . Rõ ràng, với chính quyền thì những bông Hoa Hướng Dương này nguy hiểm với Đài Loan hơn chính quyền Trung Quốc với 1.600 tên lửa đang chĩa vào Đảo quốc này.
Đài Loan và Trung Quốc
Vậy thỏa thuận giữa Trung Quốc và Đài Loan là gì? Có rất nhiều câu chuyện lịch sử, nhưng sau đây là phiên bản hấp dẫn. Đảng KMT đã từng nắm quyền ở Trung Quốc cho đến khi họ bị Đảng Cộng Sản lật đổ vào năm 1949 và bị đẩy ra đảo Đài Loan. Kể từ đó, trụ cột của chính sách Bắc Kinh trong quan hệ Đài Loan là phải thống nhất Đài Loan và Trung Quốc Đại lục.
Ngày nay Đài Loan là một nền dân chủ đa đảng với 2 đảng chính là Quốc Dân Đảng (KMT) và Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP). Hiện nay, về cơ bản, cả hai đảng KMT và DPP có lập trường mạnh mẽ chống ĐCSTQ.
Nhưng Đảng Cộng Sản đã dần dần mua chuộc đảng KMT, con mồi dễ dụ hơn DPP, vì KMT luôn luôn ủng hộ hợp nhất với Trung Quốc, dù không muốn dưới quyền ĐCS. Kể từ khi lãnh đạo Đảng KMT Mă Anh Cửu được bầu vào năm 2008 và tái cử vào năm 2012, ông ta đã đưa Đài Loan và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn. Thương mại tăng lên, du lịch nhiều hơn, và kết quả là nhiều tiền chảy vào Đài Loan hơn. Vào tháng 2 năm nay, Đài Loan và Trung Quốc đã tổ chức hội đàm cấp cao, đây là cuộc gặp cấp chính phủ đầu tiên kể từ khi đảng KMT bị đẩy ra đảo Đài Loan năm 1949.
Vậy tại sao Hiệp định thương mại mới cho phép tăng cường đầu tư lại có thể là điều xấu? Hãy nhớ lại toàn bộ điều này, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định chiếm lại Đài Loan. Tất nhiên, họ không thể xâm chiếm ngay, vì nếu làm vậy thì Mỹ với Đạo Luật Quốc Hội sẽ giúp Đài Loan, và cá nhân tôi tự hỏi là liệu Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc có thật sự được huấn luyện đủ tốt để xâm chiếm không.
Quyền lực mềm
Nhưng Trung Quốc có thể sử dụng quyền lực kinh tế để dần dần gây ảnh hưởng lên Đài Loan. Về cơ bản, đó là điều đã xảy ra với Hồng Kông. Trong một số bài viết gần đây trên China Uncensored, tôi đã cho thấy chính quyền Cộng sản đã dần dần bóp ghẹt tự do ở Hồng Kông – nền tự do không thể có ở Trung Quốc Đại lục .
Và khi chính quyền Đài Loan thúc đẩy Hiệp định thương mại mới với Trung Quốc một cách bí mật thì Phong trào Sinh viên Hoa Hướng Dương đã hình thành và gọi Hiệp định là hộp đen, và người dân có lý do phải lo lắng.
Hiện nay vấn đề của hiệp định thương mại là tính hấp dẫn của nó. Về ngắn hạn, đó là điều tốt. Nó sẽ tạo thêm tiền bạc, tạo việc làm, mặc dầu một số người nghĩ các công ty nhỏ ở Đài Loan sẽ gặp khó khăn. Họ sẽ không để Trung quốc thao túng giá cả bởi vì họ đã thao túng bằng cách khác. Tổng thống Mã nói hiệp định rất quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh của Đài Loan trên thị trường quốc tế và nếu rút lại hiệp định thì sẽ hủy hoại uy tín đối tác thương mại. Nhưng cuối cùng, các lao động có kỹ năng và giới kinh doanh ở Đài Loan sẽ bị hút sang Trung Quốc và các công ty sẽ bị sở hữu và kiểm soát bởi lợi ích Đại lục. Và đó mới chỉ là hậu quả trong trường hợp Trung Quốc là quốc gia pháp trị, và không có kế hoạch lấy lại Đài Loan. Còn thực tế, mọi việc sẽ còn tồi tệ hơn.
Nhưng những cuộc phản đối đã có tác động. Mặc dầu họ bị tổng cổ khỏi tòa nhà chính phủ, nhưng họ vẫn chiếm đóng tòa nhà quốc hội. Và chính phủ bắt đầu lắng nghe. Hiện nay, đảng KMT đồng ý xem xét lại hiệp định thương mại từng điều khoản một cùng với đảng DPP. Với ông Mã Anh Cửu, ông cuối cùng cũng đồng ý gặp mặt trực tiếp những người phản đối, dù trước đó ông nói sẽ không làm việc này sớm hơn.
Vì vậy như tôi thấy, Hồng Kông và Đài Loan có tình thế tương tự nhau. Cuối năm nay, Phong trào Chiếm đóng Trung Ương có thể sẽ xảy ra ở Trung Ương Hồng Kông, để phản đối sự xâm phạm của ĐCSTQ. Tôi nghĩ niềm hy vọng duy nhất cho cả Đài Loan và Hồng Kông là nếu người dân ở cả hai nơi liên tục lên tiếng chống lại âm mưu của ĐCSTQ trong việc gây ảnh hưởng lên chính quyền của họ. Nếu không, trong vòng 10-15 năm tới, ai biết Hồng Kông và Đài Loan sẽ ra sao?
Bạn có thể xem thêm về Trung Quốc Không kiểm duyệt tại đây: youtube.com/ntdchinauncensored
Quan điểm trong bài này là ý kiến của tác giả, và không nhất thiết phản ánh quan điểm của báo Đại Kỷ Nguyên
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.